Tôn giáo, Tư tưởng
Tác giả: Trần Chung Ngọc

Đạo Phật - Đạo Chúa Đối Chiếu

Chương 2: LỜI TỰA SÁCH

Thỉnh thoảng người ta nghe đâu đó một vài lời dè bĩu đối với những bài viết về các đạo Thiên Chúa, như của tác giả Trần Chung Ngọc, hay Nguyễn Mạnh Quang, đại khái như: "Đạo ai người nấy giữ, đạo đức nào cho phép phê bình đạo người ta." Mới nghe qua có vẻ chí lý ! Thật ra câu nói này đã có sẵn các "giả định" hay các tiền đề. Giá trị của câu nói đó bị đánh gục bởi tính cách dối trá của các giả định vì chúng quá xa rời với sự thật, và trở thành "phi lý". Giả định đầu tiên là "Các tôn giáo đều dạy ăn hiền ở lành", điều này chỉ đúng trong xã hội Đông Phương, thời tam giáo cổ truyền, lúc chưa có mặt các giáo sĩ Tây phương. Giả định thứ hai là "Những việc xấu của đạo Chúa có thật nhưng chỉ nằm trong lịch sử." Điều này cũng hoàn toàn sai. Ngày nào còn các bài giảng và hành động của các nhà truyền giáo nói xa xôi, bóng gió, hàm ý, hoặc trắng trợn tuyên bố những câu phản dân tộc, ngược với giá trị văn hóa, đạo đức thật sự, và lịch sử yêu nước của dân ta thì ngày đó cần có những bài viết vạch rõ âm mưu thâm độc để giữ gìn những nét đẹp nhân văn của truyền thống dân tộc. Sachhiem.net trân trọng kính mời độc giả cùng nghiên cứu với Giáo sư Trần Chung Ngọc trong bài đối chiếu tôn giáo sau đây. (SH)

Đạo Phật là tôn giáo duy nhất trên thế gian gọi các tín đồ của mình là những thiện trí thức, nghĩa là những con người đúng nghĩa là con người, và chủ trương con người có thể tự mình tu tập, giác ngộ như Phật..

Đạo Chúa là tôn giáo duy nhất trên thế gian gọi các tín đồ của mình là một "đàn chiên" [a flock], cần phải được chăn dắt để sợ và thờ phụng cha con một ông Thượng đế "vô hình, không thể mô tả được, không thể hiểu được" ở trên trời

[Theo sách National Catholic Almanac, 1968, trang 360, của Công Giáo: invisible, ineffable, and incomprehensible]

Hết Chương 2: LỜI TỰA SÁCH
Thông tin sách