Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi hành chi. Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn nhược vong, hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu, bất túc dĩ vi đạo. Cố kiến ngôn hữu chi: Minh Đạo nhược muội; tiến Đạo nhược thoái; di Đạo nhược loại; thượng Đức nhược cốc, đại bạch nhược nhục; quảng Đức nhược bất túc; kiến Đức nhược thu; chất chân nhược du. Đại phương vô ngung; đại khí vãn thành; đại Đạo hi thanh; đại tượng vô hình; đạo ẩn vô danh. Phù duy Đạo, thiện thải khả thành.
* 41
A. Kẻ sĩ cao nhất nghe Đạo thì chăm chỉ thực hiện. Kẻ sĩ bậc trung nghe Đạo thì vừa nhớ vừa quên. Kẻ sĩ kém nghe Đạo thì cười chê Đạo. Nếu anh ta không cả cười thì không đáng gọi là Đạo (/vì Đạo đâu phải dễ hiểu/).
Cho nên người xưa có nói: "Kẻ sáng về Đạo có vẻ như ngu muội; kẻ tiến về Đạo có vẻ như là bước lùi; cái Đạo bằng phẳng có vẻ như là khúc khuỷu.
B. Bậc đức cao nhất có vẻ như cái hang; cái trắng cao nhất có vẻ như là nhơ bẩn; cái đức rộng có vẻ như là không đủ; cái đức vững chắc có vẻ như là mềm yếu; cái đức chân thực có vẻ như là trống không.
C. Cái vuông cực lớn thì không có góc; cái đồ dùng cực lớn làm xong muộn; cái âm cực lớn thì ít có tiếng; cái hình tượng cực lớn thì không có hình thù; cái Đạo cực lớn thì không có tên. Chỉ có cái Đạo là khéo sinh ra và tạo thành muôn vật.