Tích nhi đắc Nhất giả: thiên đắc dĩ thanh; địa đắc Nhất dĩ ninh; thần đắc Nhất dĩ linh; cốc đắc nhất dĩ doanh; vạn vật đắc Nhất dĩ sinh. Hầu vương đắc nhất dĩ vi thiên hạ trinh. Kỳ trí chi Nhất dã. Thiên vô dĩ thanh tương khủng liệt; địa vô dĩ ninh tương khủng phế; thần vô dĩ linh tương khủng yết, cốc vô dĩ doanh tương khủng kiệt; vạn vật vô dĩ sinh tương khủng diệt; hầu vương vô quý cao tương khủng quyết. Cố quý dĩ tiện vi bản, cao dĩ hạ vi cơ. Thị dĩ hầu vương tự vị cô quả, bất cốc. Thử kỳ dĩ tiện vi bản da? Phi hồ? Cố trí sổ dự vô dự. Bất dục lục lục như ngọc. Lạc lạc như thạch.
* 39
A. Người xưa lo có được "Cái Một" là vì: Trời mà có được "Cái Một" thì trong; đất mà có được "Cái Một" thì yên; thần mà có được "Cái Một" thì thiêng; hang có được "Cái Một" thì đầy. Muôn vật có được "cái Một" thì sinh ra, các vương hầu có được "Cái Một" thì thành chuẩn mực cho thiên hạ. Tất cả đều lo đạt đến "Cái Một" hết.
B. Nếu trời không có cách đạt đến cái trong thì sợ sẽ vỡ; đất không có cách đạt đến cái yên thì sợ sẽ hỏng; thần không có cách đạt đến cái thiêng thì sợ sẽ tan; các hang không có gì đạt đến cái đầy sợ sẽ kiệt; muôn vật không có gì để sống sợ sẽ diệt vong; các vương hầu không có cách đạt đến cái cao quý sợ sẽ mất ngôi.
C. Cho nên cái sang lấy cái hèn làm gốc; cái cao lấy cái thấp làm nền. Cho nên các vương hầu tự xưng mình là "cô" (/con mồ côi/), là "quả" (/ít đức/), là "bất cốc" (/bất thiện/). Đó chẳng phải họ lấy cái hèn làm gốc đó sao? Chằng phải thế sao?
D. Cho nên ca ngợi cao nhất là không ca ngợi. Không muốn được người ta quý trọng như viên ngọc đẹp, mà chỉ muốn bị coi thường như sỏi đá.