Mại dâm là một loại thương mại bành trướng tại nhiều quốc gia. Những tổ chức du lịch và những du khách giàu có đã làm cho tình trạng buôn bán này xẩy ra trên phạm vi rộng lớn.
Tình dục trở thành ngành kinh doanh trị giá hàng tỉ đô la, ngày nay nhiều trẻ em bị mua đi bán lại, trao đổi như các hàng hóa khác, Bà Aaron Sachs, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Thế Giới tại Hoa Thịnh Đốn lên tiếng báo động: "Mới có 10 tuổi đã thành một thiếu phụ rồi. Mới 20 tuổi đã là một bà già rồi. Và đến 30 tuổi là chết. Nó trở thành câu nói phổ biến tại một số quốc gia".
Trong thị trường buôn bán tình dục ngày càng bành trướng, mại dâm trẻ em là món hàng đắt nhất. Việc này rất đúng tại Á Châu, trung tâm kỹ nghệ buôn bán trẻ làm mại dâm. Báo cáo về sự tiến bộ của các quốc gia do Quỹ Cứu Trợ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) liệt kê Thái Lan là quốc gia thứ ba có nhiều trẻ em làm mại dâm nhất. Vào khoảng 100,000 trẻ em làm nghề mại dâm tại xứ này. Nắm giữ kỷ lục là Ấn Độ với 400,000 đến 500,000 trẻ. Hoa Kỳ đứng thứ hai với 300,000 trẻ. Phi Luật Tân dứng hàng thứ tư với 60,000 trẻ. Số trẻ dưới 18 tuổi làm mại dâm lên đến trên hai triệu'. Báo cáo cho biết "theo ước tính đúng, 1 triệu tại riêng ở Á Châu, và 300,000 ở Hoa Kỳ".
Đa số các trẻ làm mãi dâm đều là gái, nhưng tại nhiều nơi trên thế giới con trai cũng được sử dụng trong việc này.
Theo một nhân viên trong một tổ chức phi chính phủ ECPAT (Chấm dứt trẻ làm mại dâm trong du lịch Châu Á), những người du lịch giàu có nhận thấy rõ rằng mạng người ở Thế Giới Thứ Ba (Các Quốc Gia Không Liên Kết) thì rẻ hơn.
Tại sao mại dâm trẻ trở thành phổ biến trong những năm vừa qua? Một lý do có thể là do sợ hãi bị lây bởi HIV, gây ra do vi rút của bệnh AIDS.
Những khách du lịch mua dâm cho rằng trẻ em không bị bệnh AIDS. Với sự lo sợ lây nhiễm HIV, nhiều người đã tìm kiếm các nạn nhân ngày càng ít tuổi, và bất hạnh thay sự đòi hỏi này được đáp ứng bởi 'những kẻ môi giới ham tiền quá đỗi', nhận xét của ông Ramesh Shresta, một nhân viên của UNICEF có văn phòng tại Hà Nội Việt Nam.
Các chuyên gia cho rằng nghèo khổ là nguyên nhân khiến trẻ em đã bị đẩy vào thị trường mại dâm. 'Trẻ em bị lôi cuốn vào mại dâm vì mại dâm dễ kiếm tiền hơn công việc lặt vặt khác'. Nghị Sĩ Phi Luật Tân Ernesto F. Herrera nói trong bài diễn văn vừa qua của ông: 'Trẻ em đầu đường xó chợ tại Rio, Nairobi, Manilla và Bombay thường phải làm nghề mại dâm để sinh sống vì không làm gì khác được để sống còn', trên đây là nhận xét của Hội Nghị Thế Giới về sự khai thác trẻ em làm nghề mại dâm . Hội Nghị đã chiếu một ánh sáng hãi hùng về những hoàn cảnh của các trẻ em nghèo khắp thế giới bắt buộc hy sinh cuộc sống để có việc làm và không được hưởng một sự giáo dục nào tại trường học.
Trong một số quốc gia, những trẻ em lang thang là những trẻ đầu tiên trở thành nạn nhân làm mại dâm, đôi khi bị giữ trong các nhà chứa (bán dâm). Những đứa khác rơi vào làm mại dâm trong trường hợp ngẫu nhiên và không phải là một phần của mạng lưới nào. Không có gia đình, đơn giản là chúng phải tìm cách để sống còn. Kế hoạch xã hội lung lay đẩy những đứa trẻ này vào những phương tiện sinh kế mà chúng biết là nhục nhã ô danh nhưng được đền bù dễ dàng hơn.
Tại Châu Mỹ La Tinh, những đứa trẻ đầu đường xó chợ là những đứa thuộc gia đình nghèo khổ nhất, thường ở trong các khu đầy bạo lực, chúng bị gia đình ruồng bỏ, theo như nhận xét của Per-Erik Astrom làm việc cho Quỹ Cứu Trợ Nhi Đồng Thụy Điển.. ông nói: "Một đứa trẻ 15 tuổi, nếu đã sống đến tuổi đó thì nó biết mọi chuyện, mọi cách để sinh tồn, nó có hai em gái, và chính nó đã trở thành ma cô dẫn gái!"
Một tổ chức tại Chile (Nam Mỹ), CERSO báo cáo: "Một số người mẹ đã bắt con đi xin tiền ngoài hè phố tuy biết mọi sự nguy hiểm là những đứa trẻ ấy sẽ trở thành nghiện ma túy hay mại dâm". Trên 10 năm nay, Ladawan Wongsiwong, nghị sĩ đắc cử hai nhiệm kỳ của Tỉnh Payao miền Bắc Thái, đã đấu tranh chống lại việc kinh doanh trẻ em mại dâm ước tính có doanh thu 1.5 tỷ Mỹ Kim (3.6 tỷ tiền Mã Lai) hàng năm.
Cuộc vận động lớn lao chống lại bệnh xã hội này của bà gồm có 4 mũi dùi chiến lược trong đó có một chiến dịch làm cho dân chúng hiểu, nguyên nhân, hậu quả và đường lối để ngăn chặn vấn đề.
Mặc dù có một số người hiểu rõ vấn đề, nhưng vẫn còn nhiều bậc cha mẹ bám vào ý kiến cổ hủ cho mại dâm là một nghề nghiệp tốt mang lợi tức cao cho con gái họ. Chúng tôi cố gắng thay đổi tất cả bằng cách mở những khóa huấn luyện, hội thảo và các buổi học tập ngắn với cha mẹ cũng như để phổ biến tin tức qua truyền thông đại chúng, đó lời tuyên bố của Ladawan, 40 tuổi, thuộc đảng dân chủ đối lập tại Thái lan, và là chủ tịch Hội Phát Triển Thiếu Nữ Miền Bắc Thái.
Ladawan đề nghị ngành lập pháp nên làm việc hữu hiệu, đó là điều cấp bách, tất cả các quốc gia phải đi đến một thỏa ước và hợp tác coi việc lạm dụng phụ nữ và trẻ em là một tội ác vì lẽ mại dâm trẻ em không phải chỉ có tại Thái Lan khi những người nước ngoài cũng góp phần vào điều đó.
Việc đòi hỏi thiếu nữ trẻ tuổi của những du khách Âu Châu và người ở các nước phát triển dường như vô hạn độ. Theo nhóm Terre Des Hommes, một nhóm chủ trương bênh vực trẻ em quốc tế, mỗi năm trong 10 ngàn du khách đi tìm thú vui từ Đức Quốc viếng thăm Thái Lan thì có 10% làm tình với những trẻ em vị thành niên. Thực tế là các thiếu nữ trẻ tuổi từ những gia đình nghèo, thiếu thốn không thể theo học đến trung học, đã bị lôi cuốn vào làm mại dâm.
Người ta đã đưa tin một thương gia Thụy Sĩ đã lạm dụng tình dục 1500 trẻ em ở Sri Lanka trong một thời gian 8 năm!
Một ngành kinh doanh đang phát triển nhằm khai thác mục đích khiêu dâm. Thái Lan giữ kỷ lục cao nhất về buôn bán trẻ em, và khiêu dâm bằng trẻ em. Điều đó giải thích cho các thể loại phim ảnh kích dục trẻ em trong các băng hình trái phép với những cảnh đồng tình luyến ái đồi trụy sa đọa.
Việc khám phá mới đây một băng đảng bắt cóc, và lôi cuốn trẻ em vào tình dục tại nước Bỉ đã cảnh tỉnh dư luận quần chúng, cho thấy sự khai thác tình dục trẻ em không chỉ là một vấn đề tại Thái Lan, Ba Tây, Bangladesh, Ấn Độ và Sri Lanka.Nó hiện hữu khắp nơi kể cả Âu Châu. Hội Nghị Quốc Tế chống lại việc buôn bán trẻ em làm mại dâm đã được khởi sự hợp tác tại các cấp địa phương, quốc gia, và quốc tế để chống lại vấn đề trẻ em làm mại dâm. Xét ở mức cam kết quốc tế, Hội Nghị Thế Giới đã vạch ra các ưu tiên trong việc ngăn chặn, bảo vệ, phục hồi và hoàn lương các trẻ nạn nhân của nạn khai thác tình dục.
Thuật ngữ 'lao động trẻ em' định rõ về việc sử dụng trẻ em trai và gái khi chúng còn quá bé để thuê chúng làm việc hay khi chúng phải làm việc không thích hợp và không an toàn với tuổi của chúng hay ở những hoàn cảnh có thể gây hại cho sự chăm sóc sức khỏe của chúng. Thuật ngữ này có nhiều nghĩa khác nhau tùy lúc và tùy nơi, tùy theo quan niệm xã hội và trách nhiệm đối với giới trẻ.
Tại Mã Lai, việc sử dụng trẻ em được ấn định trong Điều Luật 1966 về việc sử dụng trẻ em và người trẻ, nói rằng không được sử dụng bất cứ trẻ nào hay người nào dưới 14 tuổi làm việc ngoại trừ một số hoàn cảnh, như công việc nhẹ nhàng hợp với khả năng của trẻ trong việc giúp đỡ gia đình. Tùy theo điều kiện, công việc như vậy tại xưởng, không được dùng trẻ em dưới 16 tuổi.
Bộ Lao Động Mã Lai đã đẩy mạnh hoạt động thực thi pháp luật nhằm chống lại việc sử dụng trẻ con lao động bất hợp pháp, nhất là trong lúc chúng nghỉ hè. Việc sử dụng trẻ em bất hợp pháp do sự thiếu nhân công trầm trọng trong nước. Các cuộc thanh tra định kỳ, kiểm tra đột xuất kể ngày đêm đã được tổ chức bởi Bộ này..
Chuyên gia về trẻ em trong môt hội nghị khu vực tại Manila nói rằng họ không những cần tiền nhiều hơn nữa cho phúc lợi của trẻ em mà cần đến công sức hơn nữa của giới truyền thông trong việc làm cho những người lập chính sách biết đến cảnh khốn khổ của trẻ em Châu Á.
'Trẻ em nghèo, bị khai thác hay bắt buộc làm việc, nhắc nhở thế giới biết rằng kinh tế phát triển cũng không cho chúng lợi ích gì về sự thịnh vượng', theo Pratima Kale Giám Đốc khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc. 'Tình trạng bất bình đẳng có thể và thường dẫn đến giận dữ, vỡ mộng và bạo động nếu những nhu cầu căn bản không được đáp ứng; nếu quyền căn bản không được thi hành; và nếu trẻ không thấy một hy vọng gì về tương lai'. Bà đã nói như trên trong buổi hội khai mạc Hội Nghị Cao Cấp Á Châu về Quyền Trẻ Em và giới truyền thông.