1. Có lần, một chị phóng viên người Singapore gặp ở nước ngoài, bất ngờ hỏi: "Ô, thế Việt Nam có tiếng nói và chữ viết riêng à? Tôi tưởng các bạn nói tiếng Anh hoặc tiếng Pháp?", và chị đề nghị tôi nói thử vài câu tiếng Việt để chị hình dung như thế nào.
Tôi đứng lặng. Không ngờ, một nhà báo, lại chỉ cách Việt Namcó vài giờ bay, lại trong thời đại thông tin này, mà hỏi một câu như vậy.
2. Một nghiên cứu sinh đang làm tiến sĩ kinh tế ở Italia kể: "Hơn 2 năm nay, từ khi tôi sang Italia, hầu như gặp ai họ cũng chỉ biết Việt Namlà đất nước của chiến tranh. Nhắc đến Việt Nam, bao giờ họ cũng hỏi: Anh ở Bắc hay Nam?
Dường như trong tâm trí họ, Việt Namvẫn là một đất nước bị chia cắt. Những người này phần lớn đều đã lớn tuổi và những gì họ biết được về Việt Namlà kiến thức lịch sử học từ hồi phổ thông".
Đó chỉ là một vài trong vô vàn những thí dụ có thể dẫn ra để biết người nước ngoài nghĩ gì về Việt Nam.
Càng đặt câu hỏi này, càng nhận được nhiều câu trả lời tương tự: "Gần như là số không" - như lời một tiến sĩ hoá học tương lai đang làm việc ở Áo. Thậm chí ngay cả tại Đức, Ba Lan, những nơi có cộng đồng người Việt khá lớn cũng vậy. Người Việt Namra đường, họ nghĩ đó là người Trung Quốc.
Tất nhiên có rất nhiều người yêu mến Việt Nam. Báo chí vẫn đăng những phát biểu của họ ca ngợi Việt Nam. Đừng vì vậy mà nghĩ rằng tất cả người nước ngoài đều biết về một Việt Namđang cố gắng tạo môi trường ổn định cho đầu tư kinh doanh và người Việt Namthật thân thiện dễ mến.
Chúng ta ngắm hình ảnh mới của mình trong gương và tưởng rằng người khác cũng nhìn chúng ta như thế. Nhưng nếu chúng ta không lên tiếng, không tự tiếp thị mình, thì hoá ra chỉ là chúng ta đóng cửa tự ngắm mình.
Khỏi phải nói điều đó sẽ thiệt thòi cho Việt Namthế nào. Xét riêng trong du lịch, 2,3 triệu du khách đến Việt Namnăm nay, nhưng Thái Lan ở ngay cạnh, đón 9,7 triệu du khách. Nước mắm, gạo, bánh đa nem... rất nhiều sản phẩm thế mạnh của Việt Nam bị tưởng lầm là của Trung Quốc, Thái Lan. Chưa nói đến những nhìn nhận sai lệch, định kiến của người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài về những vấn đề như dân chủ, nhân quyền, tôn giáo...
Lỗi phần nào ở chính chúng ta
Xem CNN - kênh truyền hình tin tức lớn nhất của Mỹ và phổ biến nhất trên thế giới, có thể thấy các nước láng giềng của Việt Nam sôi động trong việc tự quảng bá đến thế nào.
Trong vòng 2 tiếng buổi tối giờ Việt Nam, ít nhất 3 lần các đoạn phim ngắn giới thiệu về Malaysia được phát trong thời gian quảng cáo giữa các chương trình tin tức. Đoạn nhạc phim đầy chất Á đông và khẩu hiệu "Malaysia - Truly Asia" (Malaysia - Châu Á đích thực) đã trở thành một điệp khúc trong đầu khán giả.
Tương tự là Thái Lan với khẩu hiệu "A beautiful reason to smile" (Một lý do đẹp để mỉm cười), là Indonesiavới "The colour of life" (Sắc màu cuộc sống). Kết thúc đoạn phim của Indonesia ghi rõ: "Bộ Văn hoá" - vâng, chính Bộ Văn hoá Indonesia là cơ quan đứng ra quảng cáo đất nước của mình.
Xem những đoạn phim đó, người ta có thể quên mất hình ảnh của xung đột chính trị, tôn giáo, của sự nghèo đói còn tương đối phổ biến, mà chỉ muốn khám phá.
Chưa nói đến những nền văn hoá lớn, những khu du lịch nổi tiếng của Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ, Maldives, Hồng Kông, Hawaii... cũng tự quảng cáo trên CNN. Tại sao họ có tiếng, họ có lượng khách du lịch khổng lồ, họlà những nền kinh tế năng động, mà họ vẫn tự "dán nhãn" cho mình như vậy? Câu trả lời chỉ có thể là: Họ không muốn dừng lại!
Phó Thủ tướng Vũ Khoan, sau chuyến đi Mỹ đầu tháng 12 vừa qua, đã nói: Người Mỹ đi du lịch rất nhiều nhưng đến nước ta ít. Khách du lịch vào Việt Namphần lớn là từ Pháp, Nhật, Trung Quốc. Về chủ quan, có lẽ công tác quảng bá của ta chưa có gì, mới quảng bá được phần nào ở các nước xung quanh. Tiềm năng còn rất lớn mà ta chưa khai thác hết".
Phó Thủ tướng nhấn mạnh một ý buộc chúng ta phải suy nghĩ: "Tại sao người Pháp đi thăm ViệtNamnhiều như vậy? Trong tâm lý của người Pháp, hoài niệm Việt Namcòn trong tâm trí họ. Những bộ phim như "Đông Dương" tạo cho người ta mối quan tâm. Còn những phim về Việt Namchiếu ở Mỹ,rất nhiều phim đưa ra những hình ảnh Việt Namrất tệ hại".
Người Mỹ hẳn cũng có một ký ức về Việt Nam. Chắc chắn không chỉ là thế hệ người Mỹ lớn lên trong thời gian chiến tranh ở Việt Nammuốn trở lại đất nước này, mà cả thế hệ trẻ cũng muốn tìm hiểuViệt Nam- một đất nước có quan hệ rất đặc biệt với Mỹ.