Dãy núi cao nhất thế giới là dãy Himalaya. Nó đứng sừng sững hoàn toàn yên tĩnh hay là đang không ngừng vận động? E rằng phần lớn những người được hỏi sẽ trả lời: nó hoàn toàn đứng yên.
Nhưng thực tế, Himalaya không ngừng vận động. Vậy tại sao những người sinh sống đời đời kiếp kiếp trên cao nguyên Tây Tạng lại chẳng cảm thấy nó chẳng có động tĩnh gì cả, thậm chí vài ngàn, vài vạn, vài chục vạn năm nay dãy núi này vẫn không dời đi một bước nào. Vậy tại sao người ta có thể nói rằng nó vận động không ngừng?
Thật ra mọi người chúng ta đều sinh sống trên trái đất này, mà trái đấì không ngừng xoay, một ngày 24 giờ nó xoay được một vòng quanh trục của mình. Vì thế mới có ban ngày và ban đêm. Đồng thời trái đất lại còn quay quanh mặt trời. Trái đất quay quanh mặt trời được một vòng trong thời gian là một năm. Từ đó mà sinh ra có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
Nhưng tại sao trái đất không ngừng vận động mà núi non trên mặt đất lại hoàn toàn bất động?
Tất cả các vật chất trên trái đất đều ở trong trạng thái không ngừng chuyển động và biến chuyển. Mặt trời chuyển động trong dải Ngân Hà, còn bản thân mặt trời thì cũng cháy và phun lửa dữ dội. Trong khi đó trên trái đất của chúng ta thực vật và động vật cũng luôn luôn lớn lên, chết đi, sinh sôi nảy nở và tiến hoá. Các thực vật cấp thấp phát triển thành thực vật cấp cao, các động vật cấp thấp tiến hóa thành động vật cấp cao. Cuối cùng thì tiến hóa thành nhân loại mà cái xã hội tổ chức bởi loài người của chúng ta cũng không ngừng biến hoá. Từ xã hội nguyên thủy lên tới xã hội nô lệ, từ xã hội nô lệ lên tới xã hội phong kiến, rồi lại từ xã hội phong kiến biến thành xã hội tư bản chủ nghĩa, xã hội xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, trên thế giới này chẳng có một vật gì ở vào trạng thái tĩnh tuyệt đối. Chỉ có quan điểm vận động, phát triển, biến hóa mới là quan điểm khoa học, nhận thức được thế giới một cách chính xác.
HOA