Nếu bạn đi qua cửa một hải cảng thì sẽ phát hiện thấy rằng các tàu viễn dương của nước ngoài, sau khi vào buông neo đều lập tức kéo lên cột buồm một lá cờ màu .vàng. Tại sao vậy?
Khi tàu đã kéo cờ vàng chỉ nhân viên y tế được phép lên tàu, hành lí, hàng hóa không được phép bốc dỡ xuống, tàu thuyền khác không được lại gần. Người trên tàu, trừ trường hợp gặp nguy hiểm, nếu không được cơ quan y tế kiểm dịch cho phép không được rời tàu.
Nếu tàu lại treo đến ai lá cờ vàng thì có nghĩa trên tàu có người bị nghi ngờ hoặc đã mắc bệnh truyền nhiễm. Ban đêm treo cờ khó nhìn, người ta mắc thêm ba ngọn đèn. Trường hợp tàu có người mắc bệnh truyền nhiễm thì ban đêm mắc thẳng đứng hai đèn đỏ hai đèn trắng với cự li 1,5 m.
Tàu biển qua lại giữa các quốc gia đều phải qua kiểm dịch ở biên giới. Chỉ sau khi kiểm dịch xác minh hợp quy cách thì mới có thể hạ lá cờ vàng xuống.
Ngay từ thế kỉ XIV, để ngăn ngừa bệnh dịch hạch lây lan, Italia là nước đầu tiên đã tiến hành kiểm dịch. Chính phủ quy định tàu buôn của nước ngoài phải đỗ ngoài hải cảng 40 ngày, nếu trong thời gian ấy mà không có người mắc bệnh dịch hạch mới được vào cảng. Lí do đặt ra con số cụ thể 40 ngày có người cho rằng người Italia đã căn cứ vào câu chuyện Chúa Jesus và Moise sống trên sa mạc cách li thế giới 40 ngày.
LƯU CHÍNH HƯNG