Ở nước Hy Lạp thời cổ đại, tình trạng luôn luôn có chiến tranh làm cho con người phải hết sức coi trọng việc rèn luyện thân thể. Các thiếu niên đã dùng rất nhiều thời gian luyện tập các môn vật, nhảy cao, cử tạ hay phóng lao để luyện tập cho các cơ bắp trên thân mình trở nên vừa cứng rắn, vừa linh hoạt.
Một người có thân thể và tinh thần khỏe mạnh, cân đối, chân tay linh hoạt, mẫn tiệp thì sẽ được người khác tôn kính ca ngợi.
Trong các nghi thức tế thần của người Hy Lạp đời xưa, họ mô phỏng các quá trình chiến đấu trên mặt trận, cũng như các quá trình săn bắn cầy bừa, vừa ca hát vừa biểu diễn đủ mọi thứ tư thế và động tác để phô bày những thân hình khỏe đẹp.
Về sau các hoạt động như thế dần dần diễn biến trở thành những buổi biểu diễn ca múa long trọng. Vũ ba lê là một môn nghệ thuật tính đến nay đã có hơn 300 năm lịchử. Từ "ba lê" có nghĩa là : dùng những động tác và tư thế của cơ thể con người để biểu diễn nhảy múa và biểu hiện những câu chuyện hay những tâm tư tình cảm nào đó.
Năm 1581 Hoàng hậu của nước Pháp muốn chúc mừng một cuộc hôn lễ quý tộc đã ra lệnh dàn diễn một tiết mục nhan đề là Hoàng hậu thích ba lê. Trong tiết mục này có âm nhạc, có vũ đạo lại có cả ngâm vịnh thi ca và biểu diễn tạp kỹ. Hoàng hậu ngồi trên một chiếc xe phun nước màu hoàng kim tiến vào nơi biểu diễn, phía sau có một đám người giả trang là những thần linh và yêu quái chân chim mình cá, những con người này vừa hát vừa múa tỏ vẻ hết sức sung sướng vui mừng.
Người ta đều công nhận rằng đây là tiết mục vũ ba lê đầu tiên và bắt đầu dùng danh từ ba lê để gọi hình thức ca vũ biểu diễn như thế này. Vũ ba lê có đặc điểm là thể hiện một nhiệt tình sôi nổi đẩy phấn khởi với những kỹ xảo cao và phức tạp.
Ngày 12 tháng Ba năm 1832 trong vở vũ kịch Tiên nữ, nữ diễn viên Maria Taliauni đóng vai chính là một tiên nữ Xiêcphayta đã dùng những động tác nhảy thật nhẹ nhàng để khắc họạ hình tượng của tiên nữ, đồng thời phát hiện thấy rằng nếu dùng mũi bàn chân trong khi khiêu vũ thì có thể làm cho nhân vật trong kịch có vẻ như phiêu diêu bay bổng. Do đó đã vận dụng rất nhiều động tác ở mũi bàn chân, đồng thời càng làm nổi bật vẻ đẹp của các đường cong trên cơ thể.
Vở Tiên nữ diễn xuất thành công đã làm cho vở kịch này trở thành tác phẩm đánh dấu một bước chuyển biến trong lịch sử phát triển của vũ ba lê.
Từ đó về sau các động tác trên mũi bàn chân trở nên không thể thiếu được trong vũ đạo ba lê và là những động tác cơ bắp mà các diễn viên ba lê cần phải nắm vững một cách thuần thục.
TỪ CỐC AN - QUÁCH CẢNH PHONG