Các bài thơ trong Kinh Thi phần nhiều mỗi câu có bốn chữ, nhưng các bài thơ cổ mà hiện nay chúng ta thường đọc như thơ Đường thì những bài có mỗi câu bảy chữ hay năm chữ lại nhiều hơn. Loại này gọi là thơ thất ngôn hay thơ ngũ ngôn. Đó là do nhu cầu của sự phát triển thi ca.
Thơ bốn chữ chịu sự hạn chế của số chữ, cho nên chỉ có thể biểu đạt được những sự vật đơn giản hay những tình cảm mộc mạc. Theo với đà phát triển ngày càng phong phú của văn hóa tư tưởng, để có thể diễn tả được những sự vật và tình cảm phức tạp hơn, đến tời kì Tây Hán trong dân gian đã xuất hiện loại ca dao dân dã năm chữ.
Trải qua thực tiễn sáng tác của một số văn nhân trong thời kì Đông Hán, đến những năm cuối cùng của thời Đông Hán thì đã đạt tới trình độ phát triển rất cao. Cha con Tào Tháo và "Kiến An thất tử" đều là những nhà thơ ngũ ngôn xuất sắc.
Thơ thất ngôn hầu như cũng được phát triển trong dân gian đồng thời với thơ ngũ ngôn, nhưng vì giai cấp thống trị thời bấy giờ coi trọng thơ ngũ ngôn hơn, thu nhận thơ ngũ ngôn vào nhạc phủ, các bài thơ này lại đem đi hát các nơi cùng với các khúc hát, cho nên thơ thất ngôn bị ghìm lại hai thế kỉ và phải chờ đến Nam Triều thì mới bắt đầu được thành thục.
Các bài thơ ngũ ngôn và thất ngôn thời bấy giờ chủ yếu chú trọng đến âm điệu tự nhiên hài hoà, chưa có yêu cầu chặt chẽ về các mặt cách luật như : số câu, đối ngẫu, bằng trắc, áp vận.
Đến đời Nam Bắc Triều vì việc phiên dịch các bộ kinh Phật dẫn tới sự phát triển của tứ thanh trong tiếng Hán, cho nên các bài thơ đã đưa ra những sự hạn chế nhân tạo đối với thanh luật trong thi ca, yêu cầu mỗi bài thơ từ đầu đến cuối chỉ có một vần không được chuyển vần, điều này đã làm cho thơ ngũ ngôn và thơ thất ngôn có một bước nhảy vọt từ cổ thể tới cách luật.
Dưới triều Vũ Đế nhà Nam Tề đã xuất hiện lí luận, luật thơ (thể Vinh Minh) và trải qua thực tiễn gần một trăm năm đã trở thành một cách thức thi luật được công nhận.
Đến thời kì đỉnh cao của sáng tác thi ca của đời Đường, trải qua ựử tổng kết và thực tiễn sáng tác của các nhà thơ đời Sơ Đường Thượng Quan Nghi, Thầm Thuyền Kì, Tống Chi Vấn, Đỗ Thẩm Ngôn..., các bài tuyệt cú ngũ ngôn và thất ngôn, luật thơ cuối cùng đã có phát triển đầy đủ, từ đó được lưu truyền rộng rãi đến các đời sau.
LA DUẪN HÒA