Tiểu thuyết
Tác giả: Nhiều Tác Giả

Biết Tất Tật Chuyện Trong Thiên Hạ

Chương 101: Tại sao nói Đường thi, Tống từ, Nguyên khúc đại biểu cho văn học cổ điển Trung Quốc?

Đường thi là viên ngọc quý huy hoàng chói lọi trong lịch sử văn học Trung Quốc, chủ yếu có hai loại là câu năm chữ và câu bảy chữ. Người nhà Đường đã kế thừa các nhà thơ Nam Triều, nghiên cứu về hình thức của thơ, hình thành các luật thể ngũ ngôn và thất ngôn, hoàn thiện được cổ thể thất ngôn và nhiều câu thơ nổi tiếng đã xuất hiện, chẳng hạn như bài Đăng Hạc Tước lâu (Lên lầu Hạc Tước) có hai câu:

Dục cùng thiên lí mục,

Cánh thượng nhất tằng lâu.

(Muốn nhìn thấu ngàn dặm,

Thì leo thêm một tầng lầu.)

Bài Vọng Thiên Môn sơn (Ngắm núi Thiên Môn) của Lí Bạch có câu:

Lưỡng ngạn thanh sơn tương đối xuất,

Cô phàm nhất phiên nhật biên lai.

(Núi xanh hai bờ cùng nhô ra,

Cánh buồm cô quạnh đến từ phía chân trời).

Bài Tuyệt cú của Đỗ Phủ có câu:

Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu,

Nhất hàng bạch lộ thượng thanh thiên.

(Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc

Một đàn cò trắng vút trời xanh.)

Các bài từ bắt nguồn từ đời Tùy, đời Đường, đến hai đời Tống thì đạt tới trình độ hưng thịnh nhất. Từ vốn là phối hợp nhạc của nước Yên, từ đời Tùy, đời Đường về sau để sáng tác các ca từ. Về sau nó mới dần dần thoát ly âm nhạc để trở thành một thể thơ câu dài cu ngắn, rồi được lưu truyền cho tới ngày nay với ộ mặt là những bài thơ có cách luật. Có nhiều câu từ được mọi người ưa thích như Niệm nô kiều của Tô Thức:

Đại Giang Đông khứ lãng đào tận,

Thiên cổ phong lưu nhân vật.

(Sông Trường Giang chảy về phía đông,

Sóng trôi đi hết các nhân vật phong lưu thi cổ.)

Bài Ức Giang Nam(Nhớ Giang Nam) của Bạch Cư Dị:

Nhật xuất giang hoa hồng thắng hỏa,

Xuân lai giang thủy lục như lam,

Năng bất ức Giang Nam.

(Mặt trời mọc trên bọt sông đỏ hơn lửa,

Xuân tới nước sông màu lục chuyển thành màu lam,

Sao có thể không nhớ Giang Nam.)

Các vở tuồng đời Nguyên (Nguyên khúc) đại biểu cho văn hóa đời Nguyên với các thành tựu nghệ thuật đặc thù của thể loại này. Nguyên khúc chiếm một địa vị quan trọng trong văn học Trung Quốc.

Hiện nay người ta thường chia Nguyên khúc ra làm hai loại lớn tạp kịch và tán khúc. Hình thức nghệ thuật của hai loại này không giống nhau. Loại thứ nhất là thi ca, còn loại thứ hai tuyệt khúc. Văn khúc lại còn chia ra làm hai thứ tiểu lệnh và thao số.

Đại biểu kiệt xuất nhất của các nhà viết kịch đời Nguyên là Quang Hán Thanh. Các vở do ông sáng tác Đậu Nga oan (Nỗi oan của Đậu Nga), Cứu phong trần, Bái Nguyệt đình có chủ đề là vạch trần những điều đen tối trong xã hội, đả kích bè lũ tham quan ô lại và thổ hào ác bá. Các vở này có trình độ nghệ thuật rất cao.

Thơ đời Đường, từ đời Tống, kịch đời Nguyên là ba thứ tinh hoa của thi ca Trung Quốc luôn luôn được truyền tụng qua trăm ngàn năm nay và trở thành đại biểu của văn học Trung Quốc.

VƯƠNG QUỐC DŨNG

Hết Chương 101: Tại sao nói Đường thi, Tống từ, Nguyên khúc đại biểu cho văn học cổ điển Trung Quốc?
Thông tin sách