Tiểu sử, Hồi ký
Tác giả: Nhất Như - Phạm Cao Hoàn

Danh Sĩ Kim Cổ Thế Giới

Chương 41: 39. VŨ KHÚC "NGHÊ THƯỜNG" LÀ GÌ ?

"Nghê thường vũ y khúc" gọi tắt là "Nghê thường" là vũ nhạc cung đình dưới thời Đường, thuộc điệu "Thương". Toàn khúc phân làm ba phần: tán, trung và khúc phá. Tán tự là diễn tấu nhạc khí, không vũ không ca, trung tự bắt đầu có nhịp phách, vừa ca vừa vũ: khúc phá là cao trào của toàn khúc, nhiều âm nhịp gấp, thanh điệu sang sảng, lúc kết thúc thì chuyển chậm, chỉ vũ mà không ca. "Nghê thường vũ y vũ" phối hợp với nó, người vũ nửa trên trang sức lông vũ nhiều màu, nửa dưới mặc váy trắng, hoa văn lấp lánh, thế múa nhẹ nhàng, trang nhã, giống như tiên nữ trên mây. Tóm lại, múa nhạc và y phục của nó điều ra sức miêu tả tiên cảnh vô hư chập chờn với hình ảnh tiên nữ.

Quá trình sáng tác vũ khúc này, có truyền thuyết thần thoại về: Đường Huyền Tông, Lý Long Cơ từng theo chân một đạo sĩ tên La Công Viễn du Nguyệt Điện. Trên cung Trăng, Huyền Tông thấy vài trăm tiên nữ mặc xiêm y trắng múa theo tiên nhạc ở quảng đình. Đường Huyền Tông vốn thông hiểu âm luật nên sau khi về đến nhân gian, dựa vào ký ức viết ra nửa phần trước là "Nghê thường", nửa phần sau không nhớ được nữa.

Giữa lúc buồn không biết xoay xở cách nào, Huyền Tông bỗng nghe báo có tiết độ sứ Tây Lương, Dương Kính Thuật vào triều, và dâng một bài "Bà la môn khúc" âm điệu của nó hết sức phù hợp với cái ông nghe trên cung trăng. Huyền Tông cả mừng, bèn đem tiên nhạc vừa ghi được làm ca từ, lấy "Bà la môn khúc" làm nhạc chương ở phần sau và gọi là "Nghê thường vũ y khúc".

Điều đó rõ là sự bịa đặt của tiểu thuyết gia.

Trong bài tựa của Nhạc phủ "Bà la môn" viết: Giai điệu Thương, trong năm Khai Nguyên, tiết độ sứ Tây Lương, Dương Kính Thuật dâng, năm Thiên bảo thứ 13 đổi là "Nghê thường vũ y", "Điệu khúc Thương" là chỉ "Nghê thường khúc". "Khai Nguyên" là niên hiệu của Đường Huyền Tông tức năm 713 - 741. "Thiên Bảo" cũng là niên hiệu của Đường Huyền Tông, tức năm 742 - 756.

Trong "Dương thái chân ngoại truyện" nói về "Nghê thường vũ y khúc", Đường Huyền Tông lên lầu Tam hương ngắm núi Nữ nhi mà làm ra.

Cũng có người cho rằng, Huyền Tông lên lầu Tam hương ngắm núi Nữ nhi, sau về cung, chỉ làm được nửa phần đầu "Nghê thường", mãi về sau tiếp thu "Bà la môn khúc" của Dương Kính Thuật dâng, mới có thể diễn tiếp thành toàn khúc.

Tự thân "Nghê thường vũ y khúc" muốn miêu tả cảnh tiên, mà quá trình sáng tác của nó lại vàng thau lẫn lộn, khiến tác phẩm càng bao phủ một sắc thái truyền kỳ, huyễn mộng!

Hết Chương 41: 39. VŨ KHÚC "NGHÊ THƯỜNG" LÀ GÌ ?
Thông tin sách