Tiểu sử, Hồi ký
Tác giả: Nhiều Tác Giả

Chiến Tranh Nhìn Từ Phía Bên Kia

Chương 17: Vụ Trại người Việt tại Pháp và vụ William Joiner Center tại Mỹ

Nguyễn Trọng Văn

Chiến tranh Việt Nam đã qua đi nhưng hậu quả của nó vẫn tồn tại, không phải trên những trang giấy, trong kho lưu trữ,… mà sống động nơi những con người cụ thể, tại Pháp, tại Mỹ, tại Việt Nam. Ở đây, bây giờ. Nước Pháp, nước Mỹ rút khỏi chiến tranh Việt Nam nhưng chiến tranh Việt Nam chưa rút khỏi nước Pháp, nước Mỹ.

Những dòng sau đây được viết ra dưới dạngghi nhanh, nghĩ sao nói vậy, sau khi đọc bàiVụ kiện William Joiner Center,ai có quyền viết lịchsử một cộng đồng?của Trương Vũ (talawas 27.7.2004)và nhất là sau khixem phim tài liệuNhững số phận bị lãngquênvề binh lính Pháp hồihương (cùng với vợ conngười Việt) sau hiệp địnhGenève 1954, được chiếu trênchương trình VTV1, tối ngày30.7.2004. (Tôi không được coitừ đầu, chỉ được biếtphim được hoàn thành dosự hợp tác giữa cácđạo diễn người Pháp vàViệt kiều tại Pháp, trongđó có chị Mỹ Linh.)

1. “Trại người Việt”: Nhữngsố phận bị lãng quên

Những người đàn bà Việt Nam (mấy cụ được quaycận cảnh, những nếp nhăn, những giọt nước mắt, sự buồn bã, trống vắng, hình như hầu hết đều răng đen?) theo chồng là lính Pháp về nước, được sống trong một trại lính (cũ) rất rộng, được chia làm nhiều khu.

Trước kia có hàng rào kẽm gai bao quanh, nhưng về sau người ta bỏ đi.

Nhà cửa mục nát, hoang phế, thiếu mọi tiện nghi (không lò sưởi, không nhà vệ sinh – nhiều gia đình phải dùng chung cầu tiêu cách nhà mấy chục thước, cửa sổ cái có cái không, trong trại đường dẫn khu này tới khu kia khá rộng – nhưng, cho tới lúc lên phim, chưa được trải nhựa.

Sáng sáng, có một bà già Việt Nam chậm chạp đạp xe đạp bỏ mối rau muống, thăm hỏi nhau dăm ba câu.

Cảnh một người lính Pháp chỉ một bức hình lớp học năm 1939, những người nào đi lính sang Việt Nam, những người còn sống, những người đã chết. Bị bắt ngày 19.12.1946, thả năm 1953…

Trại chứa hơn 1000 người.

Cách Paris không đầy 30 km (?) nhưngtrại người Việtnhư bị cô lập, tách khỏi nếp sống văn minh, không ai biết tới. Tới gần trại 200 m, hỏi người dân quanh đó, họ nói rằng nghe đâu đó có trại của người “Chinois” chứ trại người Việt thì không biết!

Trẻ nhỏ (lai) cũng được đi học, chúng học tiếng Pháp trong trại, thứ tiếng Pháp này rất khác với thứ tiếng được nói ngoài xã hội. Trong trại còn có một thứ tiếng Pháp của người Việt nữa.

Trẻ con chơi trò chiến tranh: đội mũ calot (của bố chúng), đeo ống nhòm (của bố chúng), túi quân trang quân dụng, cách thức ra lệnh, chào hỏi theo kiểu nhà binh...

Ép theo đạo Thiên Chúa, nhiều người phải theo nhưng lớn lên (19-20 tuổi) thì bỏ hết, trở lại với đạo Tổ tiên hoặc đạo Phật.

Nước Pháp không nhìn nhận những người Pháp lai trong trại. Trại được tổ chức từ thiện Thiên chúa giáo (CIMADE?) cai quản chứ nhà nước không muốn nhúng tay vào.

Thái độ của nhà nước Pháp là muốn phủi tay, cư dân trong trại đừng làm ồn ào, đừng gây vấn đề gì đối với dân chúng Pháp.

*

Trong phim có bốn cảnh gây ấn tượng mạnh:

Cảnh 1:ba người Pháp, chắc thuộc thế hệ thứ hai, ngồi than vãn về thân phận của mình, trách móc chính phủ Pháp bỏ rơi họ, những khó khăn trong kiếm công ăn việc làm ngoài xã hội.

Cảnh 2:cảnh lên đồng. Tôi là người nghiên cứunghiệp dưvề hiện tượng ngoại cảm, nhất là những hiện tượng bị gọi là “mê tín dị đoan” trong dân gian, thí dụ hiện tượng đồng bóng. Tôi đã được đôi lần hòa mình vào cảnh lên đồng ở ngoài Bắc, ở miền Trung và trong Nam, nhưng phải nhận rằng cảnh lên đồng trong phim là tuyệt vời hơn cả, dù người tham dự không đông và nhang đèn không nghi ngút như những nơi kia.

Cảnh 3:Cảnh nghĩa trang lúc chiều tà. Ấn tượng là hai bà già Việt Nam, sau khi viếng mộ một người bạn già an nghỉ tại đây, đang lủi thủi đi về. Hai bà không đi bên nhau, nhỏ to tâm sự, họ đi hai lối đi khác nhau của nghĩa trang, nắng chiều phía sau hắt tới, bóng họ trải dài về phía trước. Dù cùng đi một hướng nhưng mỗi người ôm ấp nỗi cô đơn của riêng mình, như đường ray xe lửa, bên nhau nhưng không bao giờ gặp nhau.

Cảnh 4:Phỏng vấn chị Mỹ Linh, đồng đạo diễn bộ phimNhững số phận bị lãngquên, có ba ý đáng nhớ:

Tại sao những người bị lãng quên (những người con Pháp lai nay đã trưởng thành, những bà mẹ Việt Nam già nua, chờ chết) lại có thể nhẫn nhục, chịu đựng như vậy?

Ðây là một tâm lý đặc biệt của người Việt Nam, đúng ra là các bà mẹ Việt Nam: khi thấy “đối tác” muốn gây khó khăn, cản trở, thay vì xin xỏ, quỵ lụy (có muốn cũng không được) họ tìm cách vượt qua những cản trở trên, vì lợi ích của con cái. Nuôi nấng, dậy dỗ con cái thành người; với mầu da, ngôn ngữ , những đứa con lai của họ cuối cùng cũng được hội nhập vào xã hội, cũng có công ăn việc làm, dĩ nhiên với những cố gắng vượt bực. Cái giá của sự “vượt qua” rất mắc: vì cuộc sống của những đứa con, người mẹ phải khước từ cuộc sống của chính mình.

Nước Pháp không được chuẩn bị đón nhận sự thất bại tại Ðông Dương? Thế nhưng tại sao họ vẫn mở rộng chiến tranh sang Algérie? Trong thất trận tại Việt Nam, binh lính Pháp và vợ con người Việt của họ có thái độ âm thầm, nhẫn nhục vượt qua những khó khăn; trong thất trận tại Algérie, phản ứng của binh lính Pháp dữ dội hơn, họ đấu tranh đòi hỏi chứ không âm thầm. Về phía chính phủ Pháp, rõ ràng đó là âm mưu xâm chiếm thuộc địa, thái độ vô trách nhiệm, phản bội.

Người Pháp có sửa sai những lỗi lầm của họ không? Ðáng trách nhất là chính quyền địa phương, họ coi “trại người Việt” trên vùng đất của họ như không hề tồn tại. Cũng có những đồng tiền trợ cấp tối thiểu nhưng ngoài ra, nhu cầu vật chất, tinh thần, văn hóa xã hội... là điều họ hoàn toàn bỏ mặc, không hề nói tới. Trước kia cũng có vài đề nghị sửa sang nho nhỏ như làm lại hệ thống cửa sổ, trải nhựa những con đường…, gần đây có một kế hoạch phát triển rất vĩ đại: xây dựng một khu nhà cao tầng dành cho du lịch – nghỉ mát (vì vùng này trông ra biển?), phía sau khu du lịch sẽ giữ lại một phần “trại người Việt”, tất cả tạo thành một quần thể khu du lịch sinh thái- văn hóa- lịch sử tuyệt vời! Mỹ Linh chua chát mỉa mai cái kế hoạch phát triển du lịch thực dụng vô nhân đạo kia: “Chỉ thiếu mấy cái... chuồng khỉ!”

*

Ý thức luôn luôn là ý thứcvềmột cái gì, nghĩa làvềmột đối tượng nào đó, đối tượng này có thể ở trong tư tưởng (suy nghĩvềbài thơLá diêu bôngcủa Hoàng Cầm) hoặc ngoài thực tế (vềcái máy vi tính,vềcuộc chiến Việt Nam). Ðôi khi muốn xóa bỏ một đối tượng gây phiền nhiễu khó xử (người tới vay tiền / đòi nợ) hoặc một thực tại u buồn, mất danh dự, cần trốn tránh (thất trận của Pháp tại Ðông Dương), chúng ta làm gì? Chúng takhông ý thức vềđối tượng gây đau khổ, phiền phức và tìm cách xa lánh khỏi khung cảnh đã gây ra cảnh đau khổ phiền phức.

Sartre, trongL’Esquisse d’une théorie des émotions, đã mô tả rất linh động thái độ của ý thức trong những xúc động lớn, chẳng hạn cơn ngất xỉu. Ý thức là ý thứcvề..., trong cảm xúc ngất xỉu (thí dụ, thấy sư tử xổng chuồng) người ta không ý thức về sự nguy hiểm nữa, coi như xóa bỏ sự nguy hiểm trong ý thức. Thái độ này thực ra có tính chủ quan, duy tâm – Sartre gọi là thái độ ma thuật (magique), tôi chỉ xóa bỏ mối nguy hiểm trong ý thức (không ý thứcvềnó nữa) nhưng lại tưởng như xóa bỏ được mối nguy hiểm ngoài thực tế. Trên thực tế, mối nguy hiểm vẫn còn nguyên, con sư tử đang từ từ đi lại. 50 năm chiến tranh Ðông Dương đã trôi qua, người Pháp vẫn có thái độ ma thuật đối với ý thức và thực tế hậu - Ðông Dương quanh họ. Hành động của Pháp trong vụ “trại người Việt” - dù gọi là ý thức ma thuật, duy tâm, mộng du, cho vào ngoặc đơn, ý thứcvềhay không ý thứcvề… – thực chất cũng là hành động hèn nhát, vô trách nhiệm và phản bội.

Tình cảnh những bà mẹ Việt Nam có con lai sống trong “trại người Việt” tại Pháp thật đáng suy ngẫm. Trong những dịp lễ Tết, họ quy tụ về trại, không thuộc về Pháp cũng không thuộc về Việt Nam. Tâm trạng những người không có quê hương thật triệt để và bi thảm. “Trại người Việt” sắp trở thành một bộ phận của quần thể du lịch sinh thái văn hóa lịch sử của Pháp. Khi dự án được thực hiện, những du khách sang trọng, sau khi tắm nắng, bơi lội, nghỉ ngơi, chơi tennis,… còn có dịp tham quan môi trường sống tự nhiên của một loài động vật hoang dã mang về từ một vùng nhiệt đới xa xôi châu Á.

2. Vụ William Joiner Center(WJC) tại Mỹ

Hoàn toàn trái ngược với thái độ nhẫn nhục, chịu đựng của những cư dân trong “trại người Việt” tại Pháp là thái độ đấu tranh rôm rả của (một số) người Việt trong vụ kiện William Joiner Center (WJC) tại Mỹ. Hai vụ có vẻ rất khác nhau nhưng “cấu trúc” của chúng lại giống nhau như hệt: phản ứng của (một số) Việt kiều hải ngoại, sau chiến tranh, đối với chính quyền (Pháp, Mỹ) hiện hành. Nội dung vụ WJC có thể tóm tắt như sau:

Cộng đồng người Việt tại Mỹ, vì danh dự và bản sắc của mình không muốn để người khác viết lịch sử lưu vong của họ. Trung tâm William Joiner (WJC) của trường đại học Massachusetts (UMass), được tổ chức Rockefeller tài trợ, có một chương trình ba năm nhằm nghiên cứu về tiến trình xây dựng và tái xây dựng diện mạo và quê hương của người Việt ở nước ngoài. Số tiền 250.000 đôla dùng cấp học bổng cho những nghiên cứu viên, được tuyển chọn theo những thủ tục do WJC ấn định. Niên khóa 2000-01, các tuyển viên hải ngoại không tham dự vì ai cũng có công ăn việc làm trong khi điều kiện của WJC là phải ở Boston suốt thời gian nhận học bổng (có hai ứng cử viên trong nước được chọn là Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi). Năm sau, điều kiện thường trú được miễn giảm đối với các ứng viên hải ngoại. Ðiều này làm số dự tuyển tăng lên gấp bội. (Sau ba năm số nghiên cứu viên là 25 người, trong đó có 4 người từ Việt Nam: Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi, Trần Văn Thủy, Ðỗ Minh Tuấn) Vấn đề nổ ra khi ông Nguyễn Hữu Luyện, cựu sĩ quan biệt kích QLVNCH, tốt nghiệp đại học Mỹ, ở Boston kiện UMass đã kỳ thị trong việc tuyển chọn và “thuê mướn đảng viên cộng sản”, vi phạm điều 264, luật tiểu bang MA. Lúc đầu có 11 người đứng đơn kiện, sau rút xuống còn 9 người, sau cùng còn một mình ông Luyện. Ông Luyện “xin được kiện với tư cách tập thể”, chuyển thành “vụ kiện của cộng động người Việt tỵ nạn cộng sản khắp nơi trên thế giới, kêu gọi yểm trợ tinh thần và tài chính để đẩy vụ kiện tới thành công”. Trong một bản tóm tắt viết năm 2001, ông Luyện có viêt: “Chúng tôi có 3 triệu người tỵ nạn cộng sản, không một ai trong chúng tôi có thể ngồi yên để cho bọn cộng sản mượn tay một trường đại học lớn, mượn danh nghĩa một Foundation để dùng công trình nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế này để làm nhục chúng tôi. Chúng tôi không thề để con cháu chúng tôi nhìn hình ảnh của cha ông chúng qua những nét bút của bọn Việt Cộng. Ba triệu người tỵ nạn cộng sản, mỗi người chỉ bỏ ra $1 là chúng tôi có thừa tiền để đưa vụ kiện này tới bất cứ nơi nào, bất cứ cấp nào...”

Tóm lại, vụ kiện nhằm chống kỳ thị (chủng tộc, tuổi tác, nguồn gốc quốc gia) trong cấp phát học bổng và chống việc sử dụng Việt Cộng để viết lịch sử cộng động người Việt Nam tại Hoa Kỳ.

*

Ở những phương trời khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng cuộc đấu tranh của (một số) Việt kiều tại Pháp và Mỹ có những điểm rất giống nhau: a) tố cáo chính quyền đối xử kỳ thị, không công bằng, b) vì danh dự, lẽ sống xứng đáng của con người.

Cứ theo mặt nổi của vấn đề, chúng ta thấy gì?

Trước nhất, theo tôi, phải biểu dương ông Nguyễn Hữu Luyện, về tinh thần hiếu học và óc cầu tiến của ông. 62 tuổi mới vào đại học, nay ông đã tốt nghiệp và đang làm cao học về Mỹ châu học tại đại học Massachusetts. Trong thời đại kinh tế tri thức, tinh thần hiếu học và óc cầu tiến đã giúp ông ngoi lên giới trí thức khoa bảng tại Mỹ, điều này giúp rút ra nhiều bài học, đối với người Việt hải ngoại và trong nước:

Ông là một nhắc nhở, một day dứt đối với các sĩ quan, tướng lãnh QLVNCH hoặc các “chính khách salon” quốc gia tại Mỹ, muốn “quậy” hoặc muốn làm một cái gì (cho ra hồn) tại Mỹ thì ít ra cũng phải có cái mẽ đại học cho người ta “nể”, khỏi coi người Việt mình là hội đồng chuột, xã hội đen, vô học.

Ông càng là một nhắc nhở đối với những người theo “chủ nghĩa lý lịch” hay một tên gọi khác của nó “chuyên chính vô học”. Bước vào nền kinh tế tri thức mà “vô học” thì khó coi, người ta vội vã trang bị cho mình những mảnh bằng (dỏm), ai cũng TS, PTS, cũng GS, PGS. Trước kia theo chủ nghĩa lý lịch nhưng trên danh thiếp không thấy ai ghi công nhân, nông dân, bần cố nông; ngày nay, chuyên chính vô học nhưng ở đâu cũng thấy TS, PTS, GS, PGS! Chỉ tiếc một điều là học hàm học vị đầy mình nhưng chẳng biết một ngoại ngữ nào cho ra hồn... Tóm lại, người Việt trong nước và ở nước ngoài có thể học hỏi nhiều điều ở ông Luyện.

Tuy nhiên, coù bằng cấp, học hàm học vị là một chuyện còn phát ngôn, đấu tranh đúng hay sai lại là chuyện khác. Những điều ông Luyện và (một số) bạn bè người Việt hải ngoại của ông đòi hỏi/đấu tranh đã dựa trên một số tiền giả định như sau:

a) để người khác viết về mình là bị làm nhục; b) Việt Cộng là kẻ thù không đội trời chung; c) những đòi hỏi của ông đúng đắn hơn, dân chủ tự do, tôn trọng con người hơn... Tôi không dám nói những tiền gỉả định trên là đúng hay sai (chưa có phán quyết của Toà án) nhưng tôi nghĩ có thể có những tiền giả định khác liên hệ cũng đáng cân nhắc, chẳng hạn:

Nhục hay không nhục khi theo Mỹ thì chúng ta đều biết cả, việc gì phải chờ tới cộng sản nói ra mới là bị làm nhục? Ðể cộng sản viết thì nhục, còn để người Mỹ viết thì không nhục sao?

Việt Cộng có thể là kẻ thù của anh nhưng không phải là kẻ thù của Mỹ thì sao? Có thể bắt Mỹ theo ý của cộng đồng Việt Nam tại Mỹ không? Như vậy là dân chủ hay giáo điều, áp đặt (ngược)?

Vụ kiện giúp mở rộng dân chủ, tự do, tôn trọng con người hơn? Hãy giới hạn trong phạm vi đại học mà thôi. Luận án nào cũng cần đượcphản biện, phản biện càng mạnh mẽ, hùng hồn chừng nào mà luận án vẫn đứng vững thì càng chứng tỏ giá trị của luận án, có gì đâu phải e ngại. Không những phản biện bằng những tài liệumộtphía, mà dùng tài liệu từnhiềuphía càng tốt. Như vậy mới thể hiện tinh thầnkhoa học, dân chủ, tựdocủa nghiên cứu đại học; nếu không, trong khi đòi dân chủ, tự do, khoa học, chống kỳ thị vô tình chúng ta chẳng rơi vào giáo điều, kỳ thị, phản dân chủ tự do, phản khoa học?

Vụ kiện WJC còn đang tiếp tục, thắng bại chưa ngã ngũ. Biết đâu việc áp đặt “ngược” của người Việt hải ngoại với Mỹ thành công thì sao. Như người chủ của đất nước, chúng ta không những viết về cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, đuổi mấy ông Việt Cộng về nước, mà viết cả về cộng đồng người Da đỏ, da đen, người Trung Quốc, người Hồi giáo, người Do Thái... mà thậm chí viết luôn cả lịch sử Hoa Kỳ nưã không biết chừng! Tại sao không có một Thống Đốc, một Tổng Thống Hoa Kỳ người Việt, họ Nguyễn, họ Trần... nhỉ ? Hãy chờ đấy.

3. Trở lại vấn đề

Ðối với tôi, có hai vấn đề: thứ nhất, bản sắc của một cộng đồng, một chế độ; thứ hai, những tiêu chuẩn tương đối khách quan để đánh giá một cộng đồng, một chế độ. Hai vấn đề liên quan với nhau nhưng vấn đề thứ hai quan trọng hơn. Ðối với chúng ta hiện nay, vấn đề không phải là đánh giá mà là cùng nhất trí với nhau những chuẩn mực để đánh giá. Trong vụ “Trại người Việt” tại Pháp,nếunhất trí với nhau về những giá trị, chúng ta sẽ đánh giá được bản sắc cộng đồng cũng như thái độ của chính quyền Pháp đối với cộng đồng. Trong vụ “WJC”,tòa chưa tuyên án, chúng ta cũng có thể đánh giá trường hợp nào mở rộng dân chủ, tự do, tình người và trường hợp nào hạn chế dân chủ, tự do, tình người.

David Copperfield và Bill Gates đều có tài ảo-hóa cái thực và thực-hóa cái ảo. Thế kỷ 21, chúng ta cần nhiều David Copperfield hay Bill Gates?

3.8.2004

Hết Chương 17: Vụ Trại người Việt tại Pháp và vụ William Joiner Center tại Mỹ
Thông tin sách