1. Từ tính cách một con người đến tính cách một tập thể
Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh còn có tên quen thuộc là Công ty bà Ba Thi. Bà Ba Thi là Giám đốc đầu tiên và là người anh hùng đột phá trong lĩnh vực này. Ba Thi là tên của chồng bà - một liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tên thật của bà là Nguyễn Thị Ráo, là người con thứ chín, cũng là con út của một gia đình tá điền ở tỉnh Trà Vinh. Nhà nghèo, người cha tham gia hoạt đóng cách mạng từ khi bà còn bé. Từ hồi còn trẻ, bà đã nối nghiệp cha tham gia hoạt đông cách mạng. Nhiệm vụ đầu tiên của Chín Ráo là làm liên lạc giữa các cơ sở cách mạng ở Nam Bộ trong vai một người đi buôn gạo. Vào thời điểm Nam Kỳ khởi nghĩa, Chín Ráo đã dùng nghề buôn bán thóc gạo đó đây để thiết lập các hộp thư liên lạc giữa các cơ sở cách mạng. Nhiều lần, những thư từ và công văn được cô nhét vào họng vịt để vượt qua các trạm gác thành công. Trong những ngày sôi động của Cách mạng tháng Tám, Chín Ráo trở thành Hội trưởng Hội Phụ nữ Cứu quốc của quê hương, huyện Càng Long, đồng thời cô tham gia Huyện bộ Việt Minh, Quận ủy viên phụ trách kiểm tra Đảng. Bước vào thời kỳ kháng chiến, Chín Ráo đã trở thành Tỉnh ủy viên, phụ trách Hội Phụ nữ tỉnh Vĩnh Long. Đến năm 1950, ổi 28, Chín Ráo đã trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ Nam Bộ. Có lần dự một lớp học chính trị (lớp Trường Chinh), thấy anh em ăn uống thiếu thốn, Chín Ráo đã bỏ giờ học đi kiếm rau, sả, ớt, mắm, làm một bữa thật ngon để anh em ăn. Do đó, Chín Ráo bị phê bình vì bỏ lớp học, nhưng lại được khen là có tình đồng chí, dấn thân lo toan cho anh em. Tính cách đó càng nổi bật suốt trong cả thời gian sau này: Sẵn sàng vi phạm kỷ luật chính thức để không vi phạm ký luật của lòng người. Cá tính của bà sau này vẫn được thể hiện sắc nét trong thời kỳ bà phụ trách Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau Hiệp nghị Genève, Chín Ráo được phân công hoạt động nội thành. Cũng với tỉnh cách "tả xung hữu đột", kiên quyết đấu tranh bằng những hình thức hợp pháp, không manh động mà khôn ngoan, mềm dẻo để tấn công vào đối phương, bảo vệ bà con, bảo vệ cách mạng, Chín Ráo đã nổi tiếng là một chiến sĩ dũng cảm của đội ngũ những người hoạt động trong lòng địch. Đến năm 1959, Ba Thi, chồng bà, hy sinh anh dũng trong một trận chống càn của địch. Những di vật của Ba Thi gửi lại cho cách mạng đã được đưa ra Bắc, tới tay Bác Hồ, trong đó có cuốn bút ký cách mạng "phá xiềng" (nay được lưu trữ tại Viện Bảo tàng Cách mạng). Nén đau thương, bà tiếp tục dấn thân cho cách mng, trong lòng vẫn đăm đăm ý tưởng "phá xiềng" của người chồng thân yêu. Từ đó, bà lấy tên Ba Thi. Cuối năm 1967, bà được cử làm ủy viên Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ miền Nam, phụ trách các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đó là dịp Cách mạng đang khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch Tổng tiến công Tết Mậu Thân. Bà Ba Thi được phân công vào Ban Chỉ huy Khởi nghĩa của tỉnh Trà Vinh, trực tiếp phụ trách vùng Vũng Liêm. Một lần nữa, bà lại thể hiện tính cách vốn có của mình: Trong khi tấn công đồn địch, thiếu vũ khí, bà được biết một Trung đoàn nọ có gửi ở một xã trong huyện một số vũ khí chôn trong hầm. Về nguyên tắc thì không được phép đụng tới, vì đó là thuộc thẩm quyền của quân đội chính quy. Nhưng bà nghĩ: Địch là địch chung, sự nghiệp là sự nghiệp chung, đợi các thủ tục thì đến bao giờ. Bà quyết định cho người đi tìm hầm súng, đào lên lấy và tấn công quân địch. Trận chiến đấu đã giành được thắng lợi giòn giã. Quân địch bị tiêu diệt. Lực lượng giải phóng vì có vũ khí tốt nên không ai tổn thương. Khu ủy phê bình bà vì thiếu ý thức tổ chức. Bà nhận khuyết điểm, nhưng vẫn nghĩ, nếu gặp một trường hợp tương tự, chắc lại tiếp tục quyết định như đã làm. Chính đồng chí Bí thư Khu ủy khi phê bình bà đã nhận xét: "Người phụ nữ say sưa đánh giặc như bà là hiếm có".[263] Trong những năm chống Mỹ,thời kỳ chống Pháp, lực lượng vũ trang ở miền Nam bao gồm quân chính quy và bộ đội địa phương, dân quân du kích. Bà Ba Thi phụ trách lực lượng địa phương. Việc chia ra hai loại lực lượng đó là điều rất cần thiết để thực hiện chiến tranh nhân dân. Đã chia ra hai loại lực lượng thì việc phân bổ vũ khí và quân trang quân dụng cũng phải chia ra theo những chỉ tiêu tương ứng. Nhưng quân địch thì không phân chia theo những chỉ tiêu đó, không thể phân chia tên địch nào dành cho bộ đội địa phương, tên địch nào dành cho bộ đội chính quy. Bộ đội địa phương và dân quân du kích do bà Ba Thi phụ trách nhiều khi thiếu đạn, trong khi bộ đội chính quy có đạn mà chưa dùng đến. Nhưng bộ đội chính quy lại cần xăng để vận chuyển cơ động. Bà Ba Thi giải quyết bằng cách nhờ nhân dân mua xăng trôi nổi trên thị trường, kể cả mua của quân đội ngụy để đổi cho bộ đội lấy đạn. Có đạn là bà tổ chức chiến đấu, nhiều trận thắng vang dội. Đó cũng là một biểu hiện nữa của một tính cách nhất quán trong con người bà: Địch là kẻ thù chung, miễn làm sao diệt được địch, giải phóng được đất nước. Đối với bà, những quy định chính thức không quan trọng bằng hiệu quả thực tế.
Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, hai bên trao trả tù binh. Bà được cử vào Ban tiếp đón tù binh do phía đối phương trao trả. Vô số tướng tá ngụy, Mỹ tới sân bay Lộc Ninh để gặp gỡ phái đoàn ta. Bà là người phụ nữ mà cả tướng tá ngụy lẫn tướng tá Mỹ đều ngạc nhiên về sự đảm đang, duyên dáng, tử tế, nhẹ nhàng. Sân bay Lộc Ninh là sân bay dã chiến, đầy rác rưới, cát sỏi. Máy bay trao trả tù binh thấy vậy không muốn hạ cánh. Bà liên lạc với sĩ quan Mỹ, nhờ dùng máy bay "thổi" hộ rác đi. Chỉ chốc lát họ đem trực thăng quần đảo, quét sạch rác rưởi trên sân bay. Năm, mười phút sau đó, sân bay đã sạch sẽ gọn gàng. Đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục có mặt ở đó, phải thốt lên: "Bà Ba Thi giỏi thật, điều khiển cả sĩ quan Mỹ đi quét sân bay, chớ nếu mướn một triệu đồng nó cũng không chịu quét cho..."[264]
Cuối năm 1973, bà được Trung ương Cục triệu tập về khu căn cứ Tràng Riệc để nghe phổ biến chủ trương của chiến dịch giải phóng miền Nam. Tại đây, đích thân đồng chí Võ Văn Kiệt, Thường vụ Trung ương Cục giao nhiệm vụ cho bà về miền Tây phối hợp với các cơ sở địa phương tiến hành chiến dịch Hồ Chí Minh đánh từ miền Tây trở lên, giải phóng các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, phối hợp với toàn miền Nam theo kế hoạch đã định. Đồng chí Võ Văn Kiệt còn dặn thêm: "Trung ương Cục biết rất rõ tánh tình của bà, không bao giờ lùước khi thi gan với địch. Bà về dưới đó giải phóng xong rồi đem về 5 chài gạo cho dân Sài Gòn".[265] Như vậy, trên vai bà là hai nhiệm vụ: Giải phóng miền Nam và lo lương thực cho thành phố.
Ngày 30/4/1975 là ngày hội lớn của cả dân tộc, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng đóng trụ sở tại 60 Võ Văn Tần, Sài Gòn. Những người phụ nữ trong Trung ương Hội được Trung ương Cục phân công đi phụ trách các ngành để lo toan mọi mặt cho một thành phố còn ngổn ngang bao nhiêu công việc sau giải phóng. Bà Ba Thi được cử sang làm Phó Giám đốc Sở Lương thực. Cô Chín Ráo từng làm nghề buôn gạo ven các kênh rạch, bây giờ tiếp tục nghề cũ trên quy mô lớn hơn, nhưng ở cương vị lớn hơn gấp trăm lần, và khó khăn cũng gấp trăm lần.
2. Tình hình lương thực thành phố những năm sau giải phóng
Sau ngày giải phóng, thành phố Sài Gòn có khoảng 4 triệu dân. Một, hai năm sau đó, khoảng nửa triệu người được đưa đi vùng kinh tế mới. Nhưng không bao lâu sau đó thì phần lớn số dân này không quen với sản xuất nông nghiệp, lại trở về một cách bán hợp pháp.
Trước ngày giải phóng, lương thực của thành phố hoàn toàn do thị trường tự do cung cấp. Có những đường dây hình thành từ hàng thế kỷ gồm các chủ chành, chủ vựa gạo ở miền Tây. Họ mua gom lúa của các điền chủ, xay xát, vận chuyển lên thành phố theo một mạng lưới được đặt tại các chợ. Những chợ bán gạo chủ yếu ở thành phố như chợ Trần Chánh Chiếu có hơn bốn trăm sạp gạo, chợ Cầu Muối, chợ An Lạc gần một trăm sạp. Các chợ khác không chuyên bán gạo thì cũng có vài chục sạp bán gạo. Những sạp bán gạo này đều là những cửa hàng bán lẻ, chân rết của những nhà kinh doanh lớn về lúa gạo ở miền Nam. Hệ thống này hoàn toàn có khả năng chi phối thị trường. Dân cũng quen ăn gạo theo giá thị trường.
Trung ương Cục đã có kế hoạch chuẩn bị lương thực cho thành phố từ vài tháng trước khi giải phóng, vì tính rằng sau ngày giải phóng những sự đảo lộn trong đời sống sẽ làm cho mạng lưới phân phối lương thực bị ách tắc. Hàng hóa khác thì có thể tạm thời thiếu, nhưng giải phóng xong mà để cho dân thành phố thiếu gạo thì không thể được. Tuy nhiên, cơ chế mới đã tự đặt ra cho mình những gánh nặng không thể mang vác nổi. Ngay từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương lan thứ 24, tháng 9 năm 1975, đã đặt vấn đề cải tạo tư bản tư doanh ở miền Nam, độc quyền khâu bán buôn. Điều đó có nghĩa là phải xóa bỏ toàn bộ khâu bán buôn lúa gạo ở miền Nam, thay bằng mậu dịch quốc doanh với các công ty lương thực. Như vậy, Nhà nước phải lãnh nhiệm vụ cung cấp gạo hằng ngày cho 4 triệu dân thành phố. Nếu tính trung bình, mỗi người dân được cung cấp với mức 9 kg/nhân khẩu/tháng, thì riêng cho thành phố, mỗi năm cần 530.000 tấn gạo. Lấy đâu ra? Trong khi mức huy động lương thực của Nhà nước trên toàn quốc cũng chỉ hơn một triệu tấn/năm. Riêng của miền Nam, mức huy động thường chỉ dưới một triệu tấn. Cụ thể: 1976 là 1,9 triệu tấn, năm 1977: 0,99 triệu tấn, năm 1978: 0,71 triệu tấn, năm 1979: 0,64 triệu tấn.[266]
Như vậy, xét riêng về số lượng gạo cần thiết để cung cấp cho nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà nước không có khả năng cung cấp. Nếu xét về giá, Nhà nớc quy định là giá bán cung cấp 5 hào/kg, trong khi đó giá thực tế trên thị trường ngày càng biến động, từ 1 đồng đến 1,5 đồng/kg gạo năm 1977 đã lên 2 đồng (1978), tới 5 đồng/kg (1979)... Nếu tiếp tục bán giá 5 hào/kg thì Nhà nước không những không đủ lượng gạo để bán ra mà còn chịu lỗ tới mức không có ngân sách nào bù nổi. Đồng thời, nếu bán cho dân theo giá đó, thì người thực tế ăn gạo chỉ được mua một phần, còn một phần rất lớn sẽ do tư thương vơ vét để bán ra ngoài. Nếu phân biệt các đối tượng được mua thì ai được quyền hưởng giá cung cấp? Nếu chỉ xét riêng số người trong bộ máy Nhà nước, kể cả những nhân viên cũ được thâu nạp, thì con số này cũng tăng lên tới mức đáng sợ. Lý do là bởi sau tiếp quản, riêng trong lĩnh vực giáo dục, Nhà nước đã xóa bỏ hệ thống các trường tư thục, công lập hóa trường học. Như vậy, Nhà nước mặc nhiên đã đưa mấy chục vạn giáo viên của các trường tư thục cũ vào biên chế của ngành giáo dục. Những người đó đương nhiên cũng phải được mua gạo giá 5 hào/kg gạo! Một vấn đề nữa là phải bố trí những cơ sở, những điểm bán hàng, nhân viên bán hàng và dĩ nhiên họ cũng ở trong biên chế Nhà nước. Sau giải phóng, Bộ Nội thương đã điều hơn 3.000 mậu dịch viên vào thành phố, mở thêm hơn 1.000 cửa hàng bán gạo lẻ cho dân.
Từ năm 1978, giá 1 kg gạo trên thị trường đã lên hơn 1 đồng, rồi 2 đồng, thì giá gạo 5 hào của các cửa hàng mậu dịch, gọi là "gạo tổ", trở thành điều hấp dẫn, tuy chất lượng rất kém. Người ta xếp hàng có khi nửa ngày trời để mua mấy cân gạo. Những gia đình có nhiều tiền, có thể ăn gạo ngon trên thị trường tự do, vẫn cho người giúp việc ra xếp hàng để mua "đủ tiêu chuẩn" về cho heo, gà ăn hoặc bán ra ngoài lấy lời. Cũng từ thời kỳ này, người dân bắt đầu gọi XHCN là xếp hàng cả ngày gọi cách bán của quốc doanh là "bán như cho". Như vậy, một mặt Nhà nước yêu cầu xóa bỏ thị trường tự do, độc quyền kinh doanh lương thực nhưng mặt khác, trong thực tế, chính Nhà nước đã vô tình thực thi những biện pháp củng cố thêm sự phát triển của thị trường tự do. Trong khi Nhà nước vẫn "bán như cho", thì việc Nhà nước mua lương thực của dân với giá rẻ - mà người dân gọi là "mua như giựt" - càng ngày càng khó khăn. Những năm 1977, 1978, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị lũ lụt. Sản lượng lượng thực giảm sút. Mức huy động càng giảm sút mạnh hơn. Tỷ lệ huy động trước đây khoảng trên dưới 20% thì bây giờ tụt xuống còn trên 10%. Sự giảm sút đó không chỉ do sản lượng kém hằn bởi lũ lụt và chiến sự ở miền Tây, mà còn do cơ chế "mua như giựt" không được nông dân đồng tình. Theo cơ chế này, Nhà nước bán vật tư cho nông dân theo số lượng và giá cố định, rồi thu mua lương thực của nông dân với số lượng và giá tương ứng với số vật tư đã cung cấp. Nghĩa vụ đó là hai chiều. Nhưng từ năm 1977-1978, do khủng hoảng thiếu. Nhà nước không đủ vật tư cung ứng cho nông dân nữa thì nông dân đương nhiên cũng không thể bán cho Nhà nước theo giá "bán như cho". Thậm chí nhiều khi Nhà nước không có tiền thì ngay cả khi đã "bán như cho" rồi cũng không được nhận tiền ngay, mà chỉ được nhận một tờ giấy ghi nợ thôi.
Như vậy, cuộc cải tạo và việc áp đặt cơ chế quan liêu bao cấp vào miền Nam đã tự đặt cho Nhà nước thêm nhiều khó khăn, với những mâu thuẫn không thể giải quyết được. Những người chịu trách nhiệm ở thành phố đứng trước một bài toán nan giải là: Phải chấp hành chủ trương của Trung ương là tiến hành cải tạo, xóa bỏ thị trường tự do, nắm trọn khâu bán buôn. Nhưng lương thực không có vì không huy động được từ dân. Việc huy động lương thực của các tỉnh đồng bằng là việc của Trung ương, không phải việc của thành phố. Thành phố không được phép trực tiếp mua gạo ở các tỉnh. Mà nếu có được mua thì với giá "mua như giựt" cũng không thể nào mua được. Nhưng, với trách nhiệm là những người được Trung ương giao cho lãnh đạo một thành phố lớn hàng đầu đất nước thì không thể để cho người dân thành phố thiếu ăn. Một thành phố có lịch sử 300 năm, chưa bao giờ người dân không có gạo để ăn, mà bây giờ, sau giải phóng lại được "giải phóng" luôn khỏi việc ăn gạo, thay vào là củ sắn, khoai lang, bột mì, thậm chí hạt bo bo, là thứ lương thực mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam để chăn nuôi gia súc!
Là những người đã từng đổ xương máu để giải phóng và sau đó lãnh đạo thành phố, các cán bộ rất xót xa, trăn trở. Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt có lẽ là người nhức nhối nhất, vì ông cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Đảng, trước dân. ông đã tuyên bố với can, ngành liên quan đến vấn đề này: "Không thể để một người dân nào của Thành phố chết đói".[267] Nhưng làm thế nào để dân không thiếu đói? Gạo không được cung cấp về. Tiền thì không có. Nếu có cũng không được phép đi mua. Mua được thì phải bán theo giá cung cấp do Nhà nước quy định. Thế thì càng chết. Nếu dân không chết thì ngân sách cũng chết vì thiếu hụt. Người đi thu mua cũng chết vì vi phạm quy chế. Biết làm sao đây?
Cả tập thể Thành ủy và những bộ phận có liên quan, trước hết là cơ quan lương thực, cùng suy nghĩ, trăn trở. Bà Ba Thi vốn là người năng nổ, xông xáo, luôn luôn có tài và có gan tìm ra những giải pháp đột phá như cá tính của bà từ thời con gái cho đến suốt thời kỳ hoạt động chống Mỹ. Là người đã từng lăn lộn khắp đồng bằng sông Cửu Long, bà biết rất rõ thị trường gạo ở đây, vấn đề không phải là thiếu, mà là không mua được. Vậy phải tìm cách nào để mua? Bà đề xuất với Bí thư Thành ủy: "Đi về đồng bằng sông Cửu Long tổ chức thu mua gạo trên thị trường, đem về phục vụ đồng bào Thành phố." Ý kiến này cũng đã xuất hiện trong đầu của nhiều cán bộ có trách nhiệm lúc đó. Ý hợp tâm đầu, từ những ý tưởng đột phá cá nhân đã hình thành một ý kiến của tập thể.
3. "Tổ buôn lậu gạo"
Ông Lữ Minh Châu, lúc đó là Giám đốc Ngân hàng Thành phố kể lại: "Một buổi sáng, anh Sáu Dân (tức Võ Văn Kiệt, Bí thư Thành ủy), gọi điện rủ tôi tới nhà ăn sáng. Tôi hỏi có chuyện chi để tôi chuẩn bị. Anh nói: "Lên đây sẽ biết." Tới nơi, tôi mới biết anh cũng đã gọi một số người khác. Trong đó có anh Năm ẩn - Giám đốc Sở Tài chánh, anh Năm Nam - Chánh văn phòng Thành ủy và chị Ba Thi - Sở Lương thực. Ăn sáng xong, anh Sáu Dân nói: "Hiện nay, dự trữ gạo của Thành phố chỉ còn có vài ngày. Mình không thể để cho dân thiếu gạo được. Nhưng việc này với cơ chế hiện nay, không phải dễ. Bộ Lương thực có trách nhiệm cung cấp gạo cho Thành phố nhưng chưa bao giờ có nó cấp đủ và kịp thời. Sở Lương thì không được phép mua với giá thỏa thuận. Dân đồng bằng sông Cửu Long có gạo nhưng không chịu bán nghĩa vụ cho nhà nước vì họ bị thiệt. Trong khi đó, dân Thành phố có tiền và sẵn sàng mua với giá thỏa thuận thì lại không được xua và đưa ra khỏi tỉnh. Tại sao chúng ta không ráp hai mối này lại? Đó là vấn đề mà tôi mời anh chị đến để hiến kế giải quyết.
Đúng là rất khó khăn. Ngoài các vướng mắc mà anh Sáu Dân nêu ra, cơ chế của từng ngành cũng có nhiều bó buộc. Chị Ba Thi phải lấy danh nghĩa "cá nhân " chứ không thể lấy danh nghĩa Sở Lương thực để mua gạo theo giá thỏa thuận. Nhưng cá nhân thì tài chánh không thể ứng vốn, ngân hàng cũng không thể cho vay hoặc chi tiền mặt. Việc xin mua ở tỉnh và việc vận chuyển về Thành phố cũng không phải dễ dàng.
Bàn tới bàn lui rồi cũng có lối ra, chúng tôi nghĩ. Vướng do cơ chế thì chỉ còn cách "xé rào". "Xé rào" không phải khó. Nếu anh Sáu đồng tình với việc làm tuy gọi là "xé rào" nhưng có lợi và hợp tình, hợp lý thì chúng tôi làm được ngay: Tài chính xuất tiền vốn chi cho chị Ba Thi mua gạo, ngân hàng xuất tiền mặt theo lệnh chi của tài chính và cho giấy đi đi tỉnh. Chị Ba Thi liên hệ với địa phương để mua gạo và xin phép chở về Thành phố tổ chức bán thu tiền về và quay vòng tiếp theo. Để đảm bảo an toàn cho việc "xé rào" thì tài chánh phải cử cán bộ đi cùng làm kế toán, ngân hàng cử cán bộ giữ và chi tiền mặt, còn chị Ba Thi phụ trách chung, gọi là Tổ trưởng "Tổ thu mua lúa gạo" (có người gọi đùa là "Tổ buôn lậu gạo:). Anh Sáu Dân đồng tình với phương án này và chịu trách nhiệm về chủ trương để các ngành làm. Chị Ba Thi nói: "Làm cách này thì chúng tôi làm được, nhưng nếu Trung ương biết là đi tù đó." Anh Sáu Dân vừa nói vừa cười: Nếu do việc này mà anh chị đi tù thì tôi sẽ mang cơm nuôi..."[268]
Bình luận: Thật là hồng phúc cho dân khi có những người lãnh đạo không những đã từng can đảm xông pha trong kháng chiến để giải phóng dân tộc khỏi ách ngoại xâm, mà còn cả gan đứng ra chịu mọi trách nhiệm để có thể lo cho dân, vượt qua những ràng buộc, những lề thói cũ kĩ. Nếu không có những con người như thế chắc không có đột phá. Ở Việt Nam, sự đột phá không hẳn đã là sự "phá cách", mà xét về một mặt nào đó lại là sự trung thành với một nguyên lý về đạo đức chính trị cổ truyền của phương Đông mà Mạnh Tử đã từng nói: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi". Trong trường hợp này, quả là những con người nhưông Võ Văn Kiệt, bà Ba Thi đã thực hiện đúng nguyên lý đó: Lo cho dân là quan trọng nhất, thể chế có thể thay đổi tuỳ thời, nhưng dân là vạn đại. Ở đây một lần nữa, hào khí một thời kiên cường trong kháng chiến chống Mỹ lại tái hiện trong những chiến sĩ cộng sản.
Một giờ sau bữa ăn sáng đó, mọi người trở về vị trí công tác của mình để thu xếp công việc. Sáng hôm sau, đoàn xe của "Tổ thu mua lúa gạo" lên đường, xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Bà Ba Thi vốn quen biết hầu hết cán bộ lãnh đạo của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bây giờ, tên tuổi vì thành tích của bà có sức thuyết phục mạnh hơn bất cứ loại giấy giới thiệu gì, của bất cứ cấp nào. Đổi hàng là thoát cơ chế giá chỉ đạo của Nhà nước. Thành phố sẽ chuẩn bị một số hàng. Ngay trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cũng có những nguồn cung cấp hàng: Có tỉnh thừa xi măng nhưng thiếu sợi. Có tỉnh thừa sắt thép nhưng thiếu phân. Bà Ba Thi liên lạc với các tỉnh để nắm các nguồn hàng dư thừa đó, đổi hàng khác cho họ, rồi lấy hàng đổi thóc cho nông dân. Cơ chế mua Giai đoạn đầu, "Tổ thu mua lúa gạo" dùng tiền tạm ứng của ngân sách để mua lúa, rồi sử dụng ghe thuyền và xe vận tải chở thóc về
Thành phố. Thời gian này, vẫn còn quá nhiều trạm gác trên đường đi. Để vượt qua cảnh ngăn sông cấm chợ, bà Ba Thi đã từng phải nhờ đến quân đội, dùng xe của quân đội để chở lương thực về. Bộ đội lái xe, xe mang biển đỏ, có súng đi kèm. Nhờ đó, không có một trạm gác nào dám chặn.
Ảnh 46: Gạo đang được bốc dỡ từ các xe quân sự để phân phối cho người dân Tp. Hồ Chí Minh
(Ảnh lưu trữ tại gia đình bà Ba Thi)
Giai đoạn cuối năm 1979, sau sự kiện đổi tiền, việc dùng tiền mua hàng cũng không dễ. Người nông dân cần hàng hóa. "Tổ thu mua lúa gạo" không khó khăn lắm trong việc xin thành phố cấp cho một số hàng công nghiệp gồm: Xăng dầu, vải, quần áo, thuốc uống để đổi lúa gạo. Xuống các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Minh Hải... thấy lúa còn nhiều, nhưng mua không được, bán không được. Bà đặt vấn đề: Mua sát giá thị trường hoặc đổi hàng cho địa phương. Bà Út Hiền, một trong những thành viên tích cực của "Tổ thu mua lúa gạo" kể lại: "Sau đó, chúng tôi không còn đi mua lúa gạo bằng tiền nữa. Ở nông thôn, cần dầu lửa thắp đèn, cần vải để may quần áo đi làm ruộng, cần thuốc uống trị bệnh lúc ốm đau... Cầm xấp tiền mới lúc đó (500 đồng chế độ cũ đổi một đồng tiền mới), không có gì để mua".[269] Đặc biệt, các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau là những nơi rất thiếu hàng công nghiệp trong khi lại thừa lúa, nên nông dân đem thóc đến đổi hàng rất nhiều. Khi có lũ lụt xảy ra ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nông dân Hậu Giang, Đồng Tháp, Cửu Long, An Giang thiếu giống để cấy lại. Bà Ba Thi xin ý kiến Thành ủy, chạy tìm mua lúa tốt để làm giống về đổi cho bà con, khi đến vụ gặt họ trả bằng lúa. An Giang đang cần xi măng và sắt thép để xây dựng cầu đường trong các huyện Châu Phú và Phú Tân, bà Ba Thi tìm kiếm đủ số vật tư đó thông qua những bạn bè ở các tỉnh, các ngành, các bộ, để giúp đỡ An Giang. "Tổ thu mua" An Giang trả bằng lúa, nhờ tỉnh xay, rồi chở về thành phố.
Trong cơ chế mua này, cả hai phía đều quy đổi mặt hàng của mình ra giá thị trường. Giá thị trường ở đây là giá mà cả hai phía đều thấy không bị lỗ, chứ không phải là giá đầu cơ của thương nhân ở địa phương. Thí dụ, giá xăng dầu, vải được tính ở mức giá thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh cộng phí chuyên chở và các chi phí quan lý. Tổng cộng lại tất nhiên là thấp hơn nhiều so với giá của thương nhân bán trên thị trường tự do tại miền Tây. Vì thế, người nông dân sẵn sàng đổi thóc. Cơ chế này tưởng là cơ chế của thị trường tự do, nhưng thực tế lại góp phần dẹp bớt những hoạt động đầu cơ trên thị trường tự do.
Ảnh 47: Bà Ba Thi đang "buôn" thóc ở Đồng bằng sông Cửu Long
(ảnh lưu trữ tại gia đình bà Ba Thi)
Cơ chế bán
Gạo được "Tổ thu mua lúa gạo" chở về Thành phố, chủ yếu nhằm cung cấp cho những người không thuộc diện được Nhà nước bán gạo theo giá cung cấp 5 hào/kg. Số người này khoảng hơn 1 triệu. Thành phố quy định: diện dân cư này được phân phối mỗi đầu người là 6 kg gạo/tháng theo giá đảm bảo kinh doanh. Giá này bao gồm giá chi phí mua thóc địa phương, xay xát, vận chuyển và chi phí quản lý. Thí dụ năm 1979, giá mua thóc ở địa phương là 2,5 đồng/kg. Thóc ở miền Nam có thủy phần cao hơn ở miền Bắc nên tỉ lệ xay xát là 50%, tức 2 kg thóc cho 1 kg gạo. Tính chung lại, giá 1 kg gạo gồm 5 đồng cộng chi phí xay xát vận chuyển. "Tổ" bán ra với giá 7 đồng. Giá đó thấp hơn giá đầu cơ trên cc chợ bán gạo của tư thương, nhưng cao gấp 14 lần so với giá cung cấp. Vấn đề là ở chỗ người dân thành phố sẵn sàng chấp nhận giá này, vì nó hợp lý.
Với hệ thống các cửa hàng bán ra, bà Ba Thi bàn với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố sử dụng hệ thống Hội để tổ chức phân phối gạo. Hội trưởng các cấp, thành, quận, phường phải đứng ra tổ chức các tổ phục vụ để bán gạo.
Ảnh 48: Tổ thu mua lúa gạo đang phục vụ
(Ảnh lưu trữ tại gia đình bà Ba Thi)
Như vậy tuy phạm vi hoạt động còn nhỏ bé, nhưng ý nghĩa của "Tổ thu mua lúa gạo" không chỉ ở chỗ mua được thóc của nông dân và cung cấp được gạo cho những người dân thành phố, mà còn mở ra một cơ chế quan hệ còn rất mới mẻ trong thời kỳ đó: Đó là mối quan hệ giữa cung và cầu trên cơ sở giá hợp lý, vừa có căn cứ kinh tế, vừa có căn cứ xã hội tức là trách nhiệm của Nhà nước với dân. Chính đây là xuất phát điểm của cái gọi là "giá thỏa thuận" sau này.
Vào thời kỳ đó, cơ chế này quả là phải đi giữa "hai làn đạn": Một bên là cơ chế quan liêu bao cấp với những quan niệm đã xơ cứng, đầy mâu thuẫn. Muốn giữ cái không còn có khả năng giữ, tức là không thể nào bán giá 5 hào/kg gạo cho 4 triệu dân thành phố. Nhưng làm khác đi thì không dám, vì sợ đụng đến những cái gọi là "xã tắc", "huý kỵ". Nếu ai dám làm khác đi thì sẽ bị lên án là vi phạm kỉ cương.
Điển hình cho loại quan điểm này là Ủy ban Vật giá Nhà nước, lúc đó chính là một thành trì của cơ chế quan liêu bao cấp. Trong một báo cáo tại Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc tháng 4 năm 1977, Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá nói:
"Trên thực tế, ở nhiều nơi đã có nhiều trường hợp tự điều chỉnh giá chỉ đạo, áp dụng phương thức mua bán trái với quy định của Nhà nước. Gần đây, do tình hình lương thực và hàng công nghiệp có khó khăn hơn, cho nên khuynh hướng muốn nâng giá mua nông sản, hải sản... chạy theo giá thị trường tự do dưới hình thức giá thỏa thuận có chiều hướng phát triển... Trong tình hình như vậy, nếu chúng ta căn cứ vào giá cả thị trường tự do để điều chỉnh giá chỉ đạo của Nhà nước lên thì nhất thời có thể tạo thêm được thuận lợi trong việc thu mua hàng nông sản, nhưng nó sẽ gây tác động dây chuyền rất tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân... Chỉ đạo giá nông sản như vậy là hoàn toàn trái ngược với nguyên tắc hình thành giá cả XHCN..."[270]
Cách quan niệm đó rõ ràng là coi "xã tắc vi quý", còn dân chỉ là "thứ chi". Nó xa rời thực tiễn kinh tế, chỉ lấy những nguyên lý sách vở về giá cả làm nền tảng, không biết rằng người dân, bao gồm cả người làm ra gạo và người ăn gạo đang phải sống như thế nào...
Làn đạn bên kia là thị trường tự do. Đó là những tư thương đang hoạt động mạnh mẽ ở Sài Gòn và khắp các tỉnh miền Tây. Những người này mua và bán có tính chất đầu cơ. Họ đục khoét nguồn hàng của Nhà nước bằng những thủ đoạn phi pháp, đưa về nông thôn bán giá cao cho nông dân. Họ đi khắp các kênh rạch để đổi hàng lấy lúa với cơ chế cắt cổ. Người nông dân đang cần phân, cần xăng dầu, cần vải vóc, đường sữa, thuốc lá... nên sẵn sàng bán lúa rẻ hơn mức giá thị trường. Như vậy hoạt động của "Tổ thu mua lúa gạo" không chỉ gây khó chịu đối với những quan điểm coi xã tắc vi quí, mà còn gây ra khó khăn cho những hoạt động đầu cơ của tư thương. Vì thế, tổ này cũng bị thị trường tự do căm thù. Nghe nói, đã từng có những cú điện thoại gọi tới bà Ba Thi dọa giết bà, vì bà đã làm mất nhiều cơ hội làm ăn của họ.[271]
Thời đánh Mỹ, bà Ba Thi tả xung hữu đột, nhưng cũng chỉ đứng trước "một làn đạn". Bây giờ, bà đi giữa "hai làn đạn" nhưng vẫn giữ vững tính cách của người chiến sĩ, gan góc, tự tin, lấy chữ tâm làm nền tảng, với tinh thần quyền lợi của dân là trên hết. Vì thế, nhân cách, bản lĩnh và hành động của bà có sức những đối với địa phương, đối với Thành phố Hồ Chí Minh mà đối với cả Trung ương. Ở Thành phố Hồ Chí Minh những năm này, người dân coi bà là vị cứu tinh.
Ông Võ Văn Kiệt kể lại: "Tôi nhớ thời đó, có lần bà Ba làm việc vất vả quá, bị bịnh, phải vào nằm bệnh viện. Thật là kỳ lạ, nhân dân cả Thành phố họ đồn đại, họ biết tin bà nằm bệnh viện, họ tới thăm đông lắm. Đó chỉ là những người mua gạo, nhưng họ cảm thấy tấm lòng của bà, họ đem quà bánh tới, săn sóc bà, có người đến ngồi bên giường bóp chân tay cho bà, nhắc phải ăn, phải ngủ, phải giữ gìn sức khỏe để còn tiếp tục lo cho dân... Tôi có cảm tưởng rằng, nếu lúc đó chẳng may bà có mệnh hệ nào, thì đám tang của bà sẽ là đám tang to nhất trong lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là lòng dân, thương dân thì dân thương lại."[272]
Ảnh 49: Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đang kể lại những cảm nhận của ông về bà Ba Thi
Còn ở cấp Trung ương, có hai luồng thông tin khác nhau. Một luồng có tính chất truyền thống, cũng giống như bản báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá, cho rằng "bà Ba Thi đã đi với tư thương rồi", "Tổ thu mua lúa gạo thực chất là một tổ chức cắm cờ cách mạng để buôn lậu tập thể", "bà Ba Thi ngày xưa đánh Mỹ giỏi, bây giờ đánh vào chúng ta cũng giỏi"... Một luồng thông tin khác ngày càng có tính thuyết phục hơn là: Trong khi mô hình kinh tế cũ đã ách tắc và ngày càng gặp khó khăn, cần phải tìm những hướng giải quyết khác. Nghe nói, trong một dịp bà ra Hà Nội, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã gọi bà lên để hỏi về công việc của "Tổ thu mua lúa gạo". Chắc được nghe những luồng thông tin "loại 1", Tổng Bí thư có ý gọi bà lên để khiển trách. Nhưng sau khi nghe trình bày tỉ mỉ về hoạt động của tổ, ông thấy có lý. Vả lại, Tổng Bí thư vốn là người quen biết cũ của bà trong thời kỳ đánh Mỹ, ông không thể nào tin được rằng, một người nữ anh hùng như bà Ba Thi mà lại có những ý tưởng và hành vi tiêu cực. Nghe xong, Tổng Bí thư đồng tình. Có lẽ từ đó, luồng thông tin "loại 2" đã lan truyền đến Trung ương Đảng và Chính phủ, góp một phần nào đấy trong việc hình thành những chủ trương chính sách vào những năm cuối thập kỷ 70. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 diễn ra vào tháng 9 năm 1979. Khi đó những luống thông tin cả "loại l" và "loại 2" từ các nơi tới tấp được chuyển tới hội nghị. Chương trình nghị sự của hội nghị cũng phai thay đổi: Lẽ ra bàn về sản xuất hàng tiêu dùng thì chuyển sang bàn về những ách tắc trong cơ chế và cuối cùng, đi đến một nghị quyết rất quan trọng mà nội dung chính là: "Bung ra", "cởi trói cho sản xuất". Trong quyết định này, hẳn có một phần đóng góp nào đó của những người tả xung hữu đột như bà Ba Thi, như tỉnh Long An trong cơ chế một giá bán lẻ, như tỉnh An Giang trong cơ chế mua lúa theo giá cao...
Sang năm 1980, trước một thực tế đầy khó khăn trong cả nước phương pháp cung cấp "bán như cho" không thể nào thực hiện được nữa. Vả lại, Việt Nam lúc này đã tham gia khối SEV, phải nhập khẩu theo giá cao hơn trước nhiều lần, lượng hàng nhập khẩu chỉ còn một nửa so với trước đây (như đã nói trong phần 1) thì càng không thể tiếp tục cơ chế "bán như cho". Do đó, cũng không còn có thể "mua như giựt". Đó là lí do để mô hình "Tổ thu mua lúa gạo" được Nhà nước tham khảo. Đến tháng 7 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 09-CP quy định chế độ bán lương thực theo hai giá: Cung và cầu đã được nối lại. Những người trong diện biên chế của Nhà nước vẫn được hưởng giá cung cấp như cũ do Nhà nước bù lỗ thông qua công ty lương thực của mậu dịch quốc doanh. Số người ngoài diện đó thì được mua theo giá tính đủ chi phí, không đầu cơ, gọi là giá đảm bảo kinh doanh. Như thế, "Tổ thu mua lúa gạo" đã góp phần đem đến một phương thức mới, một giải pháp mới trong cơ chế kinh tế của cả nước.
4. Từ lề đường vào chính lộ
Sự đột phá của "Tổ thu mua lúa gạo" đã mở ra một cơ chế mới. Cơ chế mới lại tạo điều kiện cho những người đột phá đi tiếp. Kết quả hoạt động của "Tổ thu mua lúa gạo" được thực tế khẳng định là có hiệu quả. Người nông dân sẵn sàng bán thóc. Người dân thành phố sẵn sàng mua gạo Nhà nước không phải bù lỗ.
Thành ủy và UBND Thành phố đánh giá rất cao vai trò của "Tổ thu mua lúa gạo" và người tổ trưởng là bà Ba Thi. Sau khi có Nghị quyết 09- CP, UBND Thành phố quyết định thành lập Công ty Kinh doanh Lương thực Thành phố trên cơ sở "Tổ thu mua lúa gạo". Công ty này khác với Sở Lương thực: Kinh doanh lúa gạo, không bù lỗ. Đối tượng phục vụ của công ty là những người dân thành phố không thuộc diện cung cấp của Nhà nước theo cơ chế bao cấp.
Kể từ đây, ngành lương thực xuất hiện hai bộ phận. Một bộ phận thuộc Sở Lương thực, có trách nhiệm tiếp tục cung cấp theo cơ chế "bán như cho" đối với cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang, những người ăn theo. Một bộ phận kinh doanh khai thác nguồn hàng để phục vụ những đối tượng ngoài diện kể trên, lúc đó tính ra có khoảng 1,3 triệu người tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với đối tượng này, giá bán là giá đảm bảo kinh doanh.
Tổ trưởng Nguyễn Thị Ráo tức bà Ba Thi, từ nay vừa là Phó Giám đốc Sở Lương thực, vừa là Giám đốc Công ty Kinh doanh Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đây, không còn hoạt động theo hình thức "du kích" như "Tổ thu mua lúa gạo" mà đã trở thành một đơn vị kinh tế quốc doanh, được phép chính thức hoạt động. Bà Ba Thi trước đây coi như là tổ trưởng du kích xã ấp, nay là sư trưởng của một sư đoàn chính quy. Quả vậy Công ty Kinh doanh Lương thực là một đơn vị kinh tế quốc doanh lớn của thành phố, có trụ sở chính thức tại số 57 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai), có tất cả các phương tiện để hoạt động trên quy mô lớn, có kho tàng, có các đội vận tải thủy bộ. Công ty cũng đã hình thành mạng lưới tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các địa điểm phân phối gạo trong thành phố. Một đội ngũ nhân viên hàng ngàn người phục vụ cho hoạt động của công ty, có ngân sách riêng, được cấp vốn của Nhà nước, được cấp hàng để đối lưu... Tóm lại, từ chỗ đi bên lễ đường, từ nay, công ty đã đi vào chính lộ. Có thể nói, Công ty Kinh doanh Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh là loại công ty đầu tiên được Nhà nước cho phép hoạt động theo hình thức cơ chế thị trường, mua bán theo giá thỏa thuận.
Để làm được những việc kể trên, công ty phải giải quyết một loạt nhiệm vụ phức tạp.
Tạo nguồn cung cấp ổn định. Thời kỳ này, hoạt động thu mua của công ty không còn có thể chỉ dựa trên tình đồng chí, trên sự quen biết các cán bộ ở các tỉnh, mà phải xây dựng cả một hệ thống thu mua ổn định. Theo kinh nghiệm của mình, công ty đã phân loại các nhóm tỉnh để đặt 4 chốt cơ bản ở đồng bằng sông Cửu Long: Chốt Minh Hải, chốt Long An - Hậu Giang, chốt An Giang - Kiên Giang, chốt Đồng Tháp - Cửu Long. Ở đó có kho tàng, có các đội xe, đội thu mua, có kế toán, thủ quỹ...
Để hỗ trợ vốn cho hoạt động của công ty, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã tạo cho công ty một quỹ hàng hóa khá lớn. Vào năm 1980-1981, quỹ này lên tới 700.000 triệu đồng, tương đương sức mua khoảng 2i>300 ngàn tấn thóc. Nếu quay hai vòng trong một năm, với lượng hàng hóa đó, có thể mua được trên dưới nửa triệu tấn thóc.
Ngoài số vốn do UBND cấp dưới hình thức hàng công nghiệp, bà Ba Thi có sáng kiến vận động bà con trong thành phố, thay vì gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng thì góp vốn với công ty dưới hình thức quỹ tiết kiệm mua lương thực. Nhân dân ở các quận hưởng ứng nhiệt liệt cuộc vận động góp vốn. Mỗi quận vận động nhân dân góp vốn được vài chục triệu đồng. Thí dụ, Bình Thạnh là một quận đông dân lao động nghèo mà cũng vận động được 91 nghìn lượt người, gửi 7,5 triệu đồng. Quận 1 và quận 11 mức sống cao hơn thì đóng góp mỗi quận hơn hai chục triệu đồng. Rõ ràng, nếu hoạt động theo cơ chế "mua như giựt, bán như cho" thì không thể nào huy động được tiền vốn trong dân nhiều đến vậy. Hoặc nếu là tư thương, là các chủ chành, vựa lớn, lại càng không thể nào huy động được tiền của dân nghèo như thế. Đó cũng là một trong những điểm thể hiện tính ưu việt của công ty.
Về vận chuyển, công ty có lực lượng xe vận tải cỡ lớn khoảng gần 50 chiếc, hàng trăm ghe thuyền chở gạo từ khắp vùng đồng bằng về thành phố.
Cơ chế vận chuyển cũng đổi khác. Sở Lương thực trước đây giao gạo cho bên vận tải chuyên chở, dọc đường diễn ra rất nhiều tiêu cực. Lái xe ăn lương theo cơ chế bao cấp, không thiết gì đến việc bảo quản hàng hóa. Tình trạng hao hụt vô tội vạ, thay đổi chất lượng gạo giữa đường... diễn ra phổ biến. Từ đây, công ty áp dụng trách nhiệm trực tiếp của lái xe. Không cần người đi áp tải trước đây, nếu người áp tải và lái xe thông đồng với nhau thì khó tránh được việc chất lượng và số lượng gạo bị tráo đổi) Lái xe trực tiếp chịu trách nhiệm về lượng gạo vận tải. Mức hao hụt được quy định là 50 kg / 6 tấn mỗi xe. Quá mức thì phạt, thấp hơn thì thưởng. Việc thưởng phạt được thực hiện ngay sau khi giao hàng. Cơ chế đó đã làm giảm bớt một số nhân lực đáng kể để áp tải các chuyến xe, ghe thuyền. Đồng thời, không cần giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, mà vì lợi ích của bản thân, vì trách nhiệm trước công ty, các lái xe và các tài công đều coi việc của công ty như việc của chính mình. Họ lặn lội len lỏi vào những kho hàng ở tận lối xóm, tranh thủ từng giờ, từng phút để đóng hàng kịp thời gian, bảo quản xe, bảo quản hàng như tài sản của chính mình. Đó cũng là một điểm ưu việt nữa của cơ chế quản lý này.
Tổ chức phân phối. Công ty phải đảm đương việc phân phối gạo cho 1,3 triệu người dân thành phố ngoài diện cung cấp, trên khắp 18 quận và huyện nội ngoại thành. Để thực hiện việc công ty áp dụng cơ chế nhân sự "lỏng": Chỉ có bộ máy quản lý ở cấp công ty, tức cấp thành phố và cấp quận huyện là thuộc biên chế của công ty. Còn lại, tất cả các cửa hàng và cả việc vận chuyển từ công ty đến cửa hàng đều giao cho các đại lý. Nhân viên của đại lý chủ yếu do Hội Liên hiệp Phụ nữ tìm chọn, giới thiệu và đảm bảo về tư cách. Do đó, việc tăng số lượng đại lý không ảnh hưởng gì đến nhân lực và kinh phí của Công ty. Đại lý tự lo nhà cửa, phương tiện cân đong, đóng gói, sổ sách, điện nước... Hầu hết nhân viên đại lý đều sử dụng nhà của họ. Những người trong gia đình cũng trở thành nhân viên của đại lý. Đến giữa năm 1983, công ty đã xây dựng được 1.794 đại lý rải khắp thành phố. Tính trung bình, 500 người dân có 1 đại lý, tức là khoảng 100 hộ có 1 đại lý. Diện phục vụ cho mỗi đại lý như thế tương đối hẹp, cho nên tránh được tình trạng xếp hàng, chen chúc, chờ đợi. Theo cơ chế này, nguyên tắc "thương nghiệp là người nội trợ của xã hội" đã được thực hiện tốt hơn trong mô hình bao cấp cũ.
Về cơ chế quản lý, tất cả các đại lý đều trực thuộc một điểm quản lý đặt tại quận hoặc huyện. Các bộ phận quản lý này lại trực thuộc công ty ở thành phố. Như vậy, hệ thống quản lý là trực tuyến, rất gọn nhẹ, nhạy bén, không ách tắc.
Chế độ hưởng thụ cho các dại lý được tính theo hiệu quả kinh doanh. Giá bán được quy định là giá đảm bảo kinh doanh: Gồm giá mua, xay xát, vận chuyển, chi phí quản lý thường thấp hơn từ 15-20% giá của thương nhân bán trên thị trường thành phố. Đại lý căn cứ trên số gạo bán ra mà được hưởng 50 xu/kg. Vào năm 1982, giá bán mỗi kg gạo là 12 đồng, tức là chi phí về tiền hoa hồng cho đại lý chưa tới 1 % giá thành. Đối với các đại lý với mức 50 xu/ kg gạo, nếu trừ các chi phí nhà cửa, hao hụt, cân đong thì còn được hưởng khoảng 25 xu cho mỗi ký. Nếu mỗi đại lý bán cho 500 nhân khẩu với mức 9 ký/tháng, thì tiền hoa hồng sẽ là 1.125 đồng/tháng. Mức thu nhập đó đảm bảo sinh hoạt bình thường cho mỗi hộ.
Cơ chế này có lợi cho cả ba phía. Hộ đại lý có thu nhập đủ sống. Công ty không mất chi phí về nhà cửa, điện nước, tiền lương nhân viên, kho tàng, bảo quản. Người dân đỡ phiền hà, không phải xếp hàng. Trong nhiều trường hợp, đại lý còn đưa gạo đến tận nhà dân. Đến giữa năm 1984, hệ thống mạng lưới đại lý của Công ty đã lên 2.300 điểm. Nếu kinh doanh theo kiểu cửa hàng lương thực quốc doanh thì để đủ điều kiện cho 2.300 điểm bán hàng hoạt động, cần ít nhất 2.300 căn nhà làm cửa hàng, với khoảng 7.000 biên chế. Lương của những người đó cộng với những người ăn theo cùng các chi phí mua sắm cân kho, bao bì, điện, nước sẽ là một gánh nặng không nhỏ>
Tiến thêm một bước nữa, công ty không chỉ tổ chức đại lý bán gạo tại các phường, khóm, mà tổ chức một số sạp bán gạo lẻ tại các chợ để cạnh tranh với tư thương, kiềm chế giá thị trường. Chính bằng cách này, công ty đã góp phần hạn chế những hoạt động đầu cơ của thương nhân trên thị trường lúa gạo (thay cho việc khám xét, bắt bớ chỉ làm cho giá gạo thêm đắt), lại hạn chế được hiện tượng tiêu cực là bộ máy quản lý quốc doanh bị tư thương mua chuộc. Đây cũng là một khía cạnh ưu việt nữa về phương thức hoạt động của công ty.
Sang đầu năm 1985, công ty phát triển thêm một bước: Trong toàn thành phố, đã có 2.690 đại lý bán gạo lẻ, 791 sạp bán gạo lẻ ở các chợ. Hệ thống kho có sức chứa 200 nghìn tấn.
Lực lượng vận chuyển có công suất 6.000 tấn. Mỗi năm, công ty tiếp nhận và phân phối khoảng 200 nghìn tấn gạo. Cụ thể như năm 1984, công ty đã thu mua được 244 nghìn tấn và bán ra được 229.390 tấn với doanh số hơn 4 tỷ đồng. Nếu so với cách kinh doanh theo cơ chế quan liêu bao cấp của Sở Lương thực, để thu mua và phân phối được bấy nhiêu lương thực thì công ty đã hết kiệm cho Nhà nước được 3.668 tấn và tiết kiệm cho quỹ lương là 5,5 triệu đồng.[273]
Hiệu quả đối với thu chi ngân sách. Như đã nói ở trên có rất nhiều ý kiến cho rằng: nếu mua giá cao bán giá cao sẽ làm thâm thủng ngân sách, gây ra lạm phát, dẫn đến mất cân đối cung cầu, mất cân đối thu chi. Tiêu biểu là ý kiến được nêu trong báo cáo kể trên của Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước:
"Nếu nâng giá thu mua nông sản, thi số tiền Nhà nước phải bỏ ra trong năm 1977 là khoảng 1-1,5 tỷ đồng, trong cả kế hoạch 5 năm khoảng từ 7-10 tỷ đồng. Trong khi ngân sách Nhà nước thu chưa đủ chi, thì việc bỏ thêm một khoản tiền lớn như vậy là vượt quá khả năng thực tế của Nhà nước.,. Trong điều kiện kinh tế nước nhà chứa ổn định, thậm chí còn đang có nhiều biến động, tất yếu sẽ gây ra xáo trộn lớn đối với nền kinh tế quốc dân, đối với việc quản lý kinh tế tài chính, tác động trực từ đến đời sống của nhân dân lao động.."[274]
Các kết quả hoạt động của Công ty Kinh doanh Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh là sự kiểm nghiệm của thực tế chứng minh rằng, những lo lắng kể trên là không có căn cứ. Ngược lại, đi vào cơ chế thị trường, công ty hết kiệm được cho Nhà nước cả về lương thực lẫn quỹ lương. Ngoài ra, còn tạo thêm nguồn thu cho ngân sách. Nhà nước không phải bù lỗ trong việc cung cấp lương thực cho một triệu rưỡi người, tức một nửa số dân thành phố. Hơn thế nữa, Nhà nước còn được công ty nộp vào ngân sách hàng trăm triệu đồng: Năm 1981 là 600 triệu, năm 1982 là 800 triệu, năm 1983 là hơn một tỷ đồng, năm 1984 tới gần hai tỷ đồng. Những con số này là bằng chứng hùng hồn hơn mọi lý lẽ trích dẫn trong các sách giáo khoa về cái gọi là "những tác dụng tai hại của cơ chế thị trường".
Từ đầu năm 1985, ngành lương thực Thành phố Hồ Chí Minh có một bước chuyển biến lớn: Giải thể Sở Lương thực. Sự kiện này có những lý do lịch sử của nó.
Vào năm 1980-1981, Long An là tỉnh đột phá đầu tiên trong việc áp dụng cơ chế một giá trong bán lẻ. Đối với lương thực, tỉnh thực hiện bán giá cho và bù lương cho cán bộ công nhân viên chức. Biện pháp này đã được nhiều ngành, nhiều cấp tham quan, nghiên cứu, thẩm định, và cũng có hai luồng ý kiến khen chê khác nhau. Cuối cùng thì đến năm 1985, phương án của tỉnh Long An dần dần đã được lựa chọn để áp dụng trong cả nước. Từ tháng 2 năm 1985, Thành phố Hồ Chí Minh đã được nhà nước cho phép áp dụng thí điểm bù giá vào lương để bán gạo một giá, theo giá cao. Những người ăn lương được bù khoản chênh lệch đó bằng tiền. Vậy là chấm dứt hai giá bán lẻ. Để thực hiện nhiệm vụ này, Sở Lương thực đã hết chức năng, vì vậy được giải thể. Công ty Kinh doanh Lương thực đảm nhận luôn phần việc của Sơ Lương thực và được đổi tên là Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh. Bà Ba Thi tiếp tục làm Giám đốc công ty. Như vậy, nếu kể từ bữa ăn sáng tại nhà Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt sáu, bảy năm trước đó, thì trong chặng đường từ "Tổ buôn lậu gạo đến Công ty Lương thực, bà Ba Thi đã từ bên lề đường tiến vào một nửa của chính lộ, rồi đến năm 1985, đã chiếm lĩnh toàn bộ chính lộ. Đơn vị trước đây chiếm toàn bộ chính lộ thì nay nhường lại toàn bộ trận địa cho cơ chế thị trường. Đó quả là một bước chuyển biến rất lớn. Ngày 03/10/1985, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký quyết định phong Anh hùng Lao động cho bà Ba Thi. Đây không chỉ là thái độ của Đảng, của Nhà nước, của nhân dân đối với một con người, mà đồng thời còn là thái độ của xã hội một cơ chế.
Tuy cách nhận thức và cương vị của bà Ba Thi đã thay đổi rất nhiều nhưng tính cách của một con người thì vẫn luôn luôn như thế: Từ cô Chín Ráo vừa buôn gạo, vừa dấn thân hoạt động cách mạng, tới người nữ chiến sĩ giải phóng tả xung hữu đột, thi gan với giặc, bất chấp những vướng mắc của các thể chế, luôn luôn đi theo con đường "phá xiềng" của chồng, cho đến người Giám đốc Công ty Lương thực, lúc nào bà cũng một lòng một dạ lo cho sự nghiệp chung, coi dân là quý nhất, những thể chế nhất thời chỉ là chuyện đằng sau...
Trong ngày lễ do công ty tổ chức để đón nhận Huân chương Anh hùng của bà Ba Thi, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng đã gửi điện chúc mừng: "Nữ đồng chí Nguyễn Thị Ráo tức bà Ba Thi đã vượt qua nhiều gian khổ suốt thời kỳ kháng chiến, cuối đời làm nên thành tích rực rỡ... Theo tôi, chỉ có ở Việt Nam mới sản sinh ra người anh hùng như vậy. Bà nối gót Bà Triệu, Bà Trưng làm cho trang sử Việt Nam thêm đẹp, làm rạng rỡ truyền thống phụ nữ Việt Nam."
Bộ trưởng Bộ Lương thực Nguyễn Văn Chính, trước đây là Bí thư Tỉnh ủy Long An, người thiết kế chính cửa mũi đột phá trong cơ chế một giá bán lẻ, đã gửi điện chúc mừng: "Việc đồng chí được tặng thưởng danh hiệu cao quý này là vinh dự và là niềm tự hào của đồng chí, của Thành phố và của toàn ngành lương thực chúng ta."[275]
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Định gửi bức điện: "Sự kiện bà Ba Thi được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động là niềm vinh dự cho phong trào phụ nữ cả nước."[276]
Báo Sài Còn giải phóng ngày hôm đó đã viết: "Hiển nhiên là thành tích của bà, của Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh, của phương thức kinh doanh đó đã được cả nước khẳng định ngang tầm vóc một chiến công anh hùng, với một Tư lệnh trưởng anh hùng.">
Trong báo cáo đọc tại Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ Thi đua toàn quốc, bà Ba Thi nói: "Là người sinh ra và lớn lên ở nông thôn Nam Bộ, đã từng lăn lộn với nắng mưa, đồng ruộng, tôi hiểu người nông dân quý từng hột lúa như thế nào... Trong những ngày khó khăn chồng chất, Thành phố như bị cô lập vì tệ ngăn sông cấm chợ, tôi nghĩ đến đồng bào Thành phố thiếu gạo, tôi nghĩ đến các má, các bà, các cơ sở đã che chở cách mạng trong những năm gian khổ..., tôi càng quyết tâm suy nghĩ phải làm thế nào giải quyết cho được khó khăn đó... Chuyện hột gạo, chén cơm thì hơn ai hết, phụ nữ là những người hiểu rõ và thông cảm một cách sâu sắc."
Từ sau Đại hội VI của Đảng, mô hình kinh doanh của "Công ty bà Ba Thi" đã không chỉ là một giải pháp trong thực tế, mà còn là một sự đột phá về phương diện lý luận. Tháng 6 năm 1988, Học viện Nguyễn Ái Quốc tổ chức một Hội nghị Khoa học để phân tích và đánh giá về mặt lý luận kinh tế qua mô hình Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề: "Vấn đề kinh doanh lương thực ở nước ta hiện nay". Hội nghị đã đi đến kết luận:
"Mô hình kinh doanh của Công ty Lương thực Thành Phố Hồ Chí Minh là một mũi nhọn đột phá đầu tiên vào cơ chế quan liêu bao cấp như một sự tìm tòi mở lối kể chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa XHCN."[277]
"Công ty đã đưa ra một bài học có giá trị là: Thế nào là chủ đạo và con đường để quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Phải thông qua kinh doanh trên cơ sở kinh tế hành hóa và sử dụng các biện pháp các đòn bẩy kinh tế, chống lối độc quyền bàng biện pháp hành chính, bằng mệnh lệnh từ trn xuống."
"Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh là một mô hình kinh doanh lương thực có nhiều thành tựu đáng được phổ biến rộng rãi."[2]
Cũng vào dịp này, tờ báo Time nổi tiếng của Mỹ, trong bài "Việt Nam đã mở cửa" số ra ngày 01/02/1988, đã viết: "Bà Nguyễn Thị Ráo tức bà Ba Thi vì một trong những điển hình ngoạn mục nhất của sinh lực kinh tế đang nảy nở tại Việt Nam. Ở tuổi 65, vốn đã nổi tiếng là một chiến sĩ của bưng biền bởi tính bộc trực, trí thông minh là sự nhạy cảm, bà hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lương thực không tránh khỏi sự tức tối của một số quan chức ở Trung ương. Họ đã nghi ngờ về sự hoạt động chệch hướng của bà. Nhưng đến nay, lúc tôi tới nơi thì bà đang đứng trước một tấm bản đồ to lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, trên đó chi chít những bóng điện đánh dấu những địa điểm cung cấp gạo, không khác gì bản đồ mà một vị tướng đã sử dụng trong những chiến dịch quân sự. Chỉ khác là ở đó, không phải là những điểm đụng đầu với địch, mà là những điểm bà xây dựng để phục vụ những người mua gạo. Năng lực kiến thức, lòng quả cảm và khả năng quản lý hiếm có là những đức tính đặc biệt ở người phụ nữ này..." Cuối cùng, để thay kết luận, người viết bổ sung thêm một vài nhận xét về sự đột phá thành công của "Công ty Lương thực bà Ba Thi" như sau: Sự dũng cảm, sáng tạo trong thời đánh Mỹ là điều rất cần thiết để hỗ trợ các chiến sĩ mở đường trong thời kỳ đổi mới kinh tế.
Ngoài việc giải phóng đất nước, phẩm chất kiên cường trong kháng chiến chống Mỹ tạo nên một kết quả nữa: Đó là uy tín của những người đột phá trong thời kỳ đổi mới kinh tế. Nếu không có uy tín và những thành tích rực rỡ của họ trong thời kỳ đánh Mỹ, khó ai có thể to được niềm tin trong những bước đột phá táo bạo để đổi mới kinh tế. Nếu không phải những người đã từng lăn lộn trong cuộc chiến, những người mà không ai có thể nghi ngờ về lòng yêu nước, yêu Đảng, yêu CNXH như bà Ba Thi, như các ông Chín Cần, Võ Văn Kiệt... thì khó có thể đẩy được cỗ xe đột phá lăn bánh, vượt qua những chặng đường đầy khó khăn, trắc trở của những định kiến tuy cũ kỹ nhưng lại được ngộ nhận là rất "thiêng liêng."
Ngoài ra, cũng phải lưu ý rằng, việc phá rào không chỉ có uy tín là đủ. Nhiều khi phải tìm được những lý do chính đáng. Như trường hợp giải thể tập đoàn máy kéo ở An Giang, phải dựa trên lý do là để "củng cố" các tập đoàn đó. Còn trong trường hợp Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh, lý do phù hợp nhất là cứu đói cho dân. Nói một cách hình tượng, bà Ba Thi đã lấy "xe cứu hỏa" và "xe cứu thương" để vượt "đèn đ."