I. Từ Đại THẮNG ĐẾN ĐẠI HỘI
1. Mô hình kinh tế từ miền Bắc
Trong nhiều thập kỷ qua, vẫn có sự ngộ nhận rằng mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa của Liên Xô là mô hình của Marx và Lenin. Thật ra, cả Marx và Lenin chưa đưa ra một bản thiết kế cụ thể nào, càng không có những áp đặt cứng nhắc như vậy. Marx và Lenin có nêu lên một số ý tưởng về chủ nghĩa xã hội, nhưng bao giờ cũng lưu ý đến những điều kiện lịch sử để thực hiện ý tưởng đó, và luôn luôn nhìn sự vật trong một không gian đa chiều.
Ngày nay ngẫm lại, có thể nói rằng, mô hình cụ thể về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và những sách giáo khoa về mọi lĩnh vực của mô hình đó đều được hình thành sau Marx và Lenin. Nó được áp dụng trực tiếp ở Liên Xô từ thập kỷ 30, rồi đến cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX thì được áp dụng cho toàn phe XHCN.
Hai Hội nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân Quốc tế tại Matxcơva năm 1957 và 1960 đều nêu lên 8 nguyên tắc chính của mô hình này, trong đó có hai nguyên tắc quan trọng nhất là:
- Chế độ công hữu XHCN dưới hai hình thức toàn dân và tập thể.
- Toàn bộ nền kinh tế hoạt động theo một kế hoạch tập trung thống nhất. Nguyên tắc này cũng có nghĩa là không thể tồn tại thị trường tự do và không có giá cả thị trường tự do.
Miền Bắc Việt Nam đã chuẩn bị tiền đề đi vào mô hình này từ những năm cuối của thập kỷ 50, với hai cuộc cải tạo lớn: Cải tạo nông nghiệp và cải tạo công thương nghiệp trong ba năm 1958-1960.
Từ thập kỷ 60, với Đại hội Đảng lần thứ III và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), miền Bắc bắt đầu trực tiếp áp dụng mô hình kình tế XHCN. Những nguyên tắc tổ chức và quản lý nền kinh tế của mô hình đó đã dần dần hình thành. Các sách giáo khoa về quản lý công nghiệp, nông nghiệp, nội và ngoại thương tiền tệ, giá cả của Liên Xô đã được dịch và đưa vào giảng dạy tại các trường Đảng và các trường đại học. Cũng từ các trường này, đã hình thành dội ngũ cán bộ quản lý kinh tế trong tất cả các ngành, các cấp của nền kinh tế quốc dân...
Sách giáo khoa Kinh tế Chính trị học
Những vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
Phải nói rằng, trong không khí của thời đại lúc bấy giờ, xét cả về mặt quốc tế cũng như trong nước, mô hình kinh tế XHCN ở miền Bắc không phải là quyết định đơn phương của riêng ai, của một nhóm nào mà là sự lựa chọn chung của xã hội. Trong đó có cả 3 yếu tố xã hội quan trọng nhất: Đảng và Nhà nước, giới nghiên cứu và quần chúng nhân dân.
Nhưng từ cả ba yếu tố này vẫn luôn luôn có những trăn trở, muốn tìm tòi những hình thức thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Đã từng có những ý kiến mới, những thử thách, những đề xuất và cả những bất đồng, đắn đo, tranh luận. Cũng có cả những tiếng "huýt còi" vì những người bị "huýt còi". Bây giờ nghĩ lại, thấy cả những người "huýt còi", và người "bị huýt còi" thời đó đều có một động cơ chung: Lo toan cho vận mệnh của đất nước, muốn tìm một giải pháp tối ưu cho sự phát triển kinh tế. Chẳng qua là từ những cách nhìn khác nhau, với nhưng kinh nghiệm khác nhau, dựa trên những giả định khác nhau, thì sự lựa chọn có khác nhau.
2. Những vận hội sau ngày giải phóng
Chiến thắng Mùa xuân năm 1975 đã mở ra nhiều vận hội tuyệt vời cho cả nước:
Ngày 30/04/1975, Sài Gòn được giải phóng. Vài ngày sau đó, toàn bộ phần còn lại của miền Nam Việt Nam đã ngừng tiếng súng, quân đội Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện, nộp vũ khí cho chính quyền cách mạng. Ở tất cả các nơi, chính quyền về tay Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam, việc tiếp quản đã diễn ra nhanh chóng và êm thấm, không đổ máu.
Từ nhiều tháng trước đó, Trung ương Cục đã có sự chuẩn bị và kịp thời cử các lực lượng về tiếp quản. Vì thế, ngay từ ngày đầu tiên sau khi tiếp quản, điện vẫn sáng, các vòi nước vẫn chảy, chợ vẫn họp, nhân dân sinh hoạt như thường. Mọi hoạt động của xã hội không những đã trở lại bình thường mà còn tốt hơn nhờ sự trần an về tinh thần: Từ nay không còn chiến tranh, từ nay không còn bom đạn, từ nay có thể yên ổn sống trong hòa bình.
Một không khí lạc quan, phấn khởi bao trùm khắp miền Nam. Kể cả những lực lượng của đối phương cũ cũng cảm thấy có một cuộc sống mới yên ổn. Một cuộc sum họp gia đình, sum họp của cả nước đã bắt đầu sau hơn 20 năm xa cách.
Khung cảnh này, đúng như Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định Võ Văn Kiệt nhớ lại: "Tất cả mọi người ôm chầm lấy nhau, vui sao nước mắt lại trào. Tôi còn nhớ mãi câu nói đầu tiên của anh Ba khi vừa bước xuống cầu thang máy bay: Thắng lợi này là thắng lợi của cả dân tộc Việt Nam chứ không của riêng ai."[2]
Miền Nam tuy một mặt bị chiến tranh tàn phá khốc liệt, nhưng mặt khác, trong nền kinh tế và đời sống, đã được gieo cấy nhưng mầm mống của kinh tế thị trường, những thói quen trong các quan hệ hàng hóa, tiền tệ, không chỉ trong phạm vi nội địa mà cả trên phạm vi quốc tế. Những cơ cấu hạ tầng, những lượng lưu thông hàng hóa, những thiết chế tài chính ngân hàng đã làm cho cả sản xuất và tiêu dùng gắn bó rất nhiều với một mô hình kinh tế thị trường hiện đại.
Về mặt kinh tế, đời sống tương đối dễ chịu, hàng hóa phong phú, giá rẻ hơn nhiều so với những vùng giải phóng và so với miền Bắc. Các luồng lưu thông được nối lại và bình thường hóa. Những ghe thuyền trước đây đi về bị kiểm soát ngặt nghèo, từ nay lưu thông tự do... Những chuyến xe tải, xe đò vẫn tấp nập chạy... Một không khí phục hối, chấn hưng đã hiển hiện trên bộ mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Tóm lại, sau chiến thắng oanh liệt 30/04/1975, Việt Nam đã là một đất nước thống nhất trong hòa bình, hòa hợp. Từ đây, đã có khả năng Nam - Bắc hỗ trợ cho nhau để phục hồi, đi lên tiến kịp và sánh v thế giới.
Đó là thời cơ để gây dựng một sự đồng thuận trên phạm vi cả nước trong phấn khởi, trong yên vui, khép lại quá khứ, nhìn về tương lai, hàn gắn những vết thương về kinh tế, xã hội và tinh thần.
Nếu biết tận dụng sự đồng thuận này thì Việt Nam có một tiềm năng rất lớn: Tài nguyên, đất đai, lao động, vốn liếng và tài năng của những nhà kinh doanh, kinh nghiệm của những người quản lý, trong đó không chỉ có những cán bộ dày dạn trong chiến đấu, rèn luyện nhiều năm trong gian khổ, mà còn có cả một đội ngũ những trí thức và chuyên gia giỏi của cả miền Bắc và miền Nam, san sẻ cho nhau về kinh nghiệm, gắn bó với nhau về tâm huyết để xây dựng đất nước.
Đó còn là một sự đồng thuận rất lớn trên phạm vi quốc tế. Sau 1975, không chỉ các nước anh em trong phe XHCN, mà cả các nước trong khu vực và hầu hết các nước phương Tây đều chìa tay ra với Việt Nam, muốn giúp Việt Nam khắc phục những khó khăn và hàn gắn những vết thương của quá khứ. Có thể nói, lúc này, hầu hết bầu bạn khắp năm châu đều sẵn sàng giúp đỡ và tạo điều kiện để Việt Nam hội nhập với môi trường quốc tế. Với những thuận lợi đó, dẫu là có một vài quan hệ nào đó chưa tốt thì cũng có khả năng kiềm chế được những diễn biến xấu hơn.
3. Hội nghị Trung ương lần thứ 24
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 24, họp từ ngày 24 đến 29 tháng 9 năm 1975, Báo cáo chính trị tại Hội nghị đã nhấn mạnh đến đấu tranh giai cấp, cải tạo, dẹp bỏ những thành phần kinh tế cũ, khẩn trương xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa...:
"Trưng thu toàn bộ các cơ sở kinh doanh thương nghị cận tải, nhà cửa của tư sản mại bản."[3]
"Đẩy mạnh xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế theo hướng cả nước cùng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa."[4]
"Đưa nông nghiệp từng bước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa bằng cả ba hình thức: Tổ hợp nông công nghiệp quốc doanh, kết hợp Nhà nước với hợp tác xã, kết hợp Nhà nước với cá thể trên một quy hoạch thống nhất về trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật. Lấy đơn vị huyện làm địa bàn kết hợp trên cơ sở quy hoạch chung của cả tỉnh và từng vùng. Xây dựng nông trường quốc doanh trên quy mô lớn, tố chức thành tổ hợp nông công nghiệp. Thiết kế nhanh những cơ sở mới có quy mô lớn, trồng cây lương thực, cây công nghệ và chăn nuôi gia súc lớn, chăn nuôi gà vịt theo phương pháp công nghiệp, sử dụng phương tiện cơ giới, kết hợp với lao động thủ công, chú trọng giải quyết khâu chế biến. Có kế hoạch đầu tư và huy động lao động lớn, bao gồm việc thu hút những người không có việc làm ớ các thành phố, huy động một số đông ngụy quân, ngụy quyền cũ đưa thêm lao động ở miền Bắc vào..."
"Ở những vùng chuẩn bị hợp tác hóa thì không chia ruộng đất hiến, trưng thu và trưng mua, mà sẽ nhập đất đó vào hợp tác xã và lập ngay hợp tác xã cấp cao."[5]
"Sớm tiến hành công tư hợp doanh đối với những cơ sở kinh tế quan trọng có liên quan nhiều đến đời sống, sản xuất và xuất khẩu."[6]
"Nhà ở cũng quan trọng như xí nghiệp và ruộng đất. Nhà nước phải nắm nhà cửa ở thành phố, quản lý nhà một cách thống nhất, xóa bỏ chế độ độc quyền tư nhân về nhà ở."[]
"Nhà nước nắm hoàn toàn khâu bán buôn, nắm một phần bán lẻ và chi phối việc bán lẻ phần lớn các mặt hàng quan trọng đối với đời sống nhân dân."
"Chuyển một số người làm công tác buôn bán ở thành phố và thị trấn sang sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ nông nghiệp. Thương nhân xuất nhập khẩu gồm hơn 2.000 hãng cần được chuyển sang sản xuất hoặc kinh doanh nội địa..."
Hội nghị đã ra Nghị quyết khẳng định chủ trương cải tạo, xóa bỏ những thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, quản lý kinh tế theo kiểu miền Bắc:
"Phải xóa bỏ tư sản mại bản bằng cách quốc hữu hóa cơ sở kinh tế của họ, biến thành sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý." [8]
"Đối với kinh tế tư sản dân tộc, thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa bằng ình thức công tư hợp doanh, bắt đầu từ những cơ sở sản xuất kinh doanh quan trọng."[9]
"Trước mắt cần xây dựng một số hợp tác xã thí điểm để rút kinh nghiệm. Ở những nơi chưa điều điều kiện xây dụng hợp tác xã thì ra sức phát triển các tổ đổi công vần công."[10]
"Công cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ công nghiệp phải đi theo con đường hợp tác hóa thủ công nghiệp tiến hành từng bước, tích cực và vững chắc."[11]
"Đối đới thương nghiệp nhỏ, cần tích cực cải tạo xã hội chủ nghĩa bằng cách tổ chức đăng ký kinh doanh, có chính sách thuế và chế độ kiểm kê, kiểm soát, chuyển phần lớn tiểu thương sang sản xuất, lựa chọn để sứ dụng một số người làm kinh tiêu."[12]
"Nhà nước phải nắm độc quyền ngoại thương, độc quyền phát hành giấy bạc, độc quyền ký kết các hiệp định kinh tế với nước ngoài. Tiến tới việc Nhà nước nắm hoàn toàn khâu bán buôn. Đối đối khâu bán lẻ thì nắm một phần và phải chi phối việc bán lẻ phần lớn các mặt hàng quan trọng đối với đời sống nhân dân."[13]
4. Đại hội Đảng lần thứ IV
Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 24 độ hơn một năm, đến tháng 9 năm 1976, Đại hội Đảng lần thứ IV họp và khẳng định những quan điểm cơ bản:
Sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa: Sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa được quan niệm không chỉ về mặt quy mô mà cả về mặt quan hệ sản xuất. Cuộc đấu tranh "ai thắng ai" cũng thực hiện trong khuôn khổ của việc xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Việt Nam sẽ đi lên giàu mạnh, phú cường bằng việc xây dựng một nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, có năng suất cao hơn hẳn nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nền sản xuất tư nhân, nền sản xuất cá thể. Để thực hiện nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thìải tạo tất cả những thành phần phi xã hội chủ nghĩa và quy tụ vào hai thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể. Như vậy, phải tiến hành cải tạo tư sản công thương nghiệp, cải tạo nền nông nghiệp cá thể của nông dân. Trong công nghiệp và thương nghiệp, quốc doanh sẽ là chủ đạo. Trong nông nghiệp thì nông trường quốc doanh và hợp tác xã cấp cao là cốt lõi.
Để xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì không phải chỉ cải tạo các thành phần kinh tế, mà phải sắp xếp lại giang sơn. Huyện sẽ là cấp cơ bản, như những đơn vị kinh tế cơ sở, tức những pháo đài kinh tế. Huyện đã là cơ sở thì tỉnh cũ trở nên quá nhỏ bé, do đó phải sáp nhập lại. Ngày 20 tháng 9 năm 1975 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh. Hơn 60 tỉnh của cả nước được sáp nhập lại thành 29 tỉnh và thành phố.
"Việc hợp nhất các tỉnh nhỏ hiện nay thành những tỉnh mới là nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tố chức đời sống cật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung"[14]
Để đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, phải tiến hành ba cuộc cách mạng lớn: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng văn hóa tư tưởng.
Trên cơ sở những tư tưởng đó, Đại hội IV đã hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 1976-1980. Một kế hoạch đặt bao hy vọng:
"Tương lai tươi sáng đó mở đầu từ kế hoạch 5 năm này. Những viên đá nền tảng được đặt đúng chỗ và xây dựng vững vàng, thì trên cơ sở đó cả sự nghiệp sẽ lớn lên."[15]
Dự kiến bình quân hằng năm sản phẩm xã hội tăng từ< />14-15%, thu nhập quốc dân tăng 13-14%, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 8- 10%. Năng 5 suất lao động xã hội tăng 7,5-8%."
"Năm 1980 đạt ít nhất 21 triệu tấn lương thực quy thóc, 1 triệu tấn thịt hơi các loại."[16]
Đại hội IV cũng đưa ra một loạt các quyết định mà đến nay nhiều người vẫn còn thấy phân vân rằng không biết có nên làm như thế hay không: Đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đổi tên thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh...
Về quan hệ quốc tế, Hội nghị Trung ương lần thứ 24 và Đại hội Đảng lần thứ IV nhìn thế giới theo quan điểm "hai cực". Một bên là phe đế quốc chủ nghĩa do Mỹ cầm đầu, là kẻ thù không đội trời chung với phe xã hội chủ nghĩa, phe đó đang suy yếu dần từ sau chiến thắng của Việt Nam. Phe xã hội chủ nghĩa gồm Liên Xô và Trung Quốc đang mạnh dần lên và là chỗ dựa chủ yếu trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
"Đế quốc Mỹ đã phải chịu một thất bại lớn nhất trong lịch sử xâm lược của chúng, những khó khăn của chúng ngày càng chồng chất. Sự suy yếu toàn diện và địa vị quốc tế giảm sút của chủ nghĩa đế quốc Mỹ là một xu thế không thể đảo ngược được... Hệ thống tư bản chủ nghĩa đang lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện mới. Các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là hai nước lớn Liên Xô và Trung Quốc đã lợi dụng sự sa lầy là suy yếu của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam mà mạnh lên nhiều..."[17]
"Tiến tới đòi Mỹ phải đóng góp nào việc hàn gắn những vết thương chiến tranh và khôi phục kinh tế như Hiệp định Paris đã quy định. "
Chính sách đối ngoại lúc này được xác định là:
"Tư tưởng cơ bản phải thấu suốt trong lĩnh trực đối ngoại là: Kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữ vững độc lập tự chủ về chính trị và chủ quyền dân tộc, tiến nhanh tới độc lập tự chủ về kinh tế, tích cực đoàn kết các lực lượng xã hội chủ nghĩa và độc lập dân tộc, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Marx-Lenin và sự thống nhất của Đảng ta. Phải kịp thời phát hiện và ngăn ngừa mọi thủ đoạn thâm nhập chia rẽ, can thiệp nội bộ, mọi khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa và mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc, phục vụ sự nghiệp cách mạng nước ta và sự nghiệp cách mạng thế giới.
Đối với hệ thống xã hội chủ nghĩa, chúng ta ra sức tăng cường đoàn kết hữu nghị, tăng cường hợp tác kinh tế với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác."[19]
II. THIẾU HỤT, KHỦNG HOẢNG VÀ ÁCH TẮC
Thời kỳ 1976-1980 là thời kỳ triển khai những tư tưởng của Đại hội Đảng lần thứ IV và phấn đấu thực hiện những chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 1976-1980. Có thể nói, thời kỳ này được dự kiến là thời hòa bình và phát triển với tốc độ cao nhất, khi đất nước đã "sạch bóng quân thù."[20]
Nhưng trong thực tế đã có hàng loạt diễn biến trái ngược với dự kiến chủ quan ban đầu. Như chính Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nhìn nhận vào năm 1979: "Trong bốn năm qua, nhiều sự kiện đã diễn ra trái với điều mong muốn"3.
Những diễn biến đó là gì?
1. Viện trợ Mỹ được thay bằng cấm vận của Mỹ
Ở miền Nam, sự phong phú về hàng hóa đã sớm chuyển thành sự thiếu hụt. Chúng ta biết rằng nguồn hàng công nghiệp phong phú của miền Nam chủ yếu là dựa vào nhập khẩu. Mỗi năm, miền Nam nhập khẩu khoảng trên dưới một tỷ đô la, thông qua hệ thống viện trợ Mỹ. Nguồn này chấm dứt đột ngột từ 30/04/1975 đã ảnh hưởng tới cả sản xuất lẫn tiêu dùng.
Trong nông nghiệp, miền Nam đã quen sử dụng phân bón, máy móc để canh tác, chuyên chở, chế biến. Sau giải phóng, máy móc thì còn, nhưng xăng dầu ngày càng khan hiếm. Do thiếu xăng, máy cày, máy bơm không hoạt động được, ghe thuyền không vận chuyển được, xe cộ cả loại hai bánh lẫn bốn bánh cũng gặp khó khăn. Nhiều xe vận tải đã chuyển sang chạy bằng than củi (gasozene). Xe Honda phải pha thêm dầu hôi (dầu hỏa) vào xăng. Xe xích lô máy thì chạy hoàn toàn bằng dầu hôi.
Trong công nghiệp, nguồn điện chủ yếu cũng dựa vào xăng dầu để sản xuất ra điện, bây giờ cũng bắt đầu khó khăn. Chỉ gần một năm sau giải phóng, miền Nam bắt đầu phải hạn chế điện theo giờ để ưu tiên cho sản xuất. Một số nhà máy thiếu nhiều thứ nguyên vật liệu quan trọng. Nhà máy đường thiếu đường thô (trước đây việc sản xuất đường của miền Nam chủ yếu cũng dựa vào đường thô nhập khẩu theo chương trình viện trợ Mỹ). Nhà máy thuốc lá thiếu sợi thuốc. Nhà máy dệt thiếu sợi dệt, thuốc nhuộm. Nhà máy in thiếu mực, giấy. Các lò bánh mỳ thiếu bột mỳ, men nở. Các cơ sở sản xuất bánh kẹo thiếu đường. Các nhà máy làm đồ nhựa thiếu hạt nhựa...
Trong nhiều sự thiếu hụt, thì sự thiếu hụt phổ biến nhất là thiếu hụt phụ tùng thay thế. Các nhà máy thiếu vòng bi. Xe cộ thiếu săm lốp. Ngay những chiếc xe Honda cũng bắt đầu khủng hoảng về xích cam, bạc đạn, pítông. Trên các nẻo đường của miền Nam bắt đầu xuất hiện các tiệm sửa xe đề biển "phục hối bugie cũ", "làm lại xích cam, "doa xilanh"...
Do những thiếu hụt lớn đó, hàng trăm xí nghiệp của miền Nam mà dự kiến sẽ là những đầu tàu đưa cả nước cất cánh trên con đường công nghiệp hóa, thì bản thân nó kêu cứu: Một số lớn đã đóng cửa, cho công nhân nghỉ việc hoặc đi làm ruộng rẫy kiếm ăn, số còn sản xuất cầm chừng.
2. Thiên tai - địch họa
Từ năm 1977-1978, bóng quân thù lại xuất hiện ở phía Tây Nam:
Toàn bộ tuyến biên giới Tây Nam b quân Pol Pot đánh phá. Lính Khơ me đỏ đã tấn công vào hầu khắp các xã biên giới. Đạn pháo đã bắn hằng ngày vào lãnh thổ Việt Nam. Hàng ngàn đồng bào (trong đó có cả trẻ em) đã bị tàn sát.
Cuối năm 1978, Việt Nam đưa quân sang để cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi ách thống trị của chính quyền sát nhân Pol Pot. Việc duy trì một quân số rất lớn ở trong nước và ở cả Campuchia là một gánh quá nặng đè lên một ngân sách quá yếu và một dân tộc đã quá mệt mỏi sau nhiều thập kỷ chiến tranh.
Đầu năm 1979 thì bóng quân thù lại tràn ngập khắp biên giới phía Bắc và gây những tổn thất rất nặng nề.
Cũng vào cuối năm 1978 và liên tiếp cả năm 1979, có hai trận lũ lớn ở đồng bằng Nam Bộ cuốn mất lương thực, tài sản, nhà cửa. Hàng trăm ngàn người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Phần rất lớn diện tích canh tác bị ngập úng 5-6 tháng. Gia súc, gia cầm phải bán chạy lụt với giá hạ, sản lượng gia súc, gia cầm giảm nghiêm trọng. Kinh tế, đời sống nhiều địa phương bị đảo lộn lớn.
3. Viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cũng giảm sút
Trước hết là khoản viện trợ của Trung Quốc, trước đây thường vào khoảng 300 - 400 triệu đô la/năm. Từ sau ngày giải phóng, do nhiều diễn biến phức tạp trong quan hệ quốc tế, nguồn này giảm mạnh và đến năm 1977 thì chấm dứt hoàn toàn.
Nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng giảm sút về mặt hiện vật, mặc dù tính bằng tiền thì có tăng lên. Từ năm 1978, Việt Nam tham gia Hội đồng Tương trợ Kinh tế (khối SEV), phải chấp nhận mọi thiết chế kinh tế của khối đó, trong đó có thiết chế về giá. Theo quy định của khối SEV thì việc mua bán, nhập khẩu giữa các nước trong khối SEV được áp dụng theo giá trượt". Giá trượt được tính theo mức giá bình quân trên thị trường thế giới trong năm trước đó để hình thành giá cho năm sau. Mức giá này cao khoảng 2,5-3 lần so với mức giá viện trợ hữu nghị của các nước xã hội chủ nghĩa dành cho Việt Nam. Do đó, nếu tính khối lượng giá trị nhập khẩu bằng tiền rúp, thì viện trợ đã tăng lên từ 1,1 tỷ lên trên 1,5 tỷ. Nhưng vì phải áp dụng mức giá trượt, cho nên số lượng 1,5 tỷ đó chỉ mua được một khối lượng hàng bằng khoảng một nửa trước đây, tức là khoảng 600-700 triệu rúp.
Biểu 1: Nhập khẩu 1976- 1980 tính theo giá trị (triệu USD)
Nguồn: Niên giám Thống kê 1986, tr. 266.
Biểu 2: Khối lượng nhập khẩu 1976-1980 bằng hiện vật
Biểu đồ 1: Nhập khẩu 1976-1980 về hiện vật
Nguồn: niên giám Thống kê 1986, tr. 267.
Những khó khăn của đầu vào đã dẫn tới phản ứng liên hoàn trong đời sống kinh tế.
Nhà nước không cung ứng đủ vật tư cho các xí nghiệp, thì sản phẩm công nghiệp quốc doanh cũng không đạt đủ định mức. Không có đủ sản phẩm công nghiệp thì không có tiền trả lương cho công nhân, viên chức.
Nhà nước cũng không có đủ hàng để trao đổi với nông dân để thu mua nông sản theo giá kế hoạch. Khi nông dân phải sống với thị trường, mua vật tư trên thị trường tự do thì họ cũng yêu cầu phải bán thóc theo giá thị trường tự do. Mức huy động lương thực do đó giảm sút nghiêm trọng...
Trên thị trường hàng tiêu đùng, mậu dịch quốc doanh không có hàng bán ra. Nhiều thành phố lớn thiếu gạo, thiếu chất đốt, thiếu điện, thiếu nước... Các nguồn hàng trong kế hoạch vốn đã eo hẹp lại bị thất thoát bằng nhiều cách khác nhau.
Biếm họa 1: Cơ bắp hóa quạt điện!
(Báo Văn nghệ, ngày 22/08/1981)
Biếm họa 2: Hết xăng! Ngay cả xe cấp cứu cũng phải đưa đi "cấp cứu"
(Báo Văn nghệ, ngày 23/10/1982)
Biếm họa 3: Không có nước, nhưng có rất nhiều đơn khiếu nại về mất nước
(Báo Văn nghệ, ngày 24/1211 983)
Biếm họa 4: Phải tắm giặt nhờ vòi nươc cơ quan
(Báo Văn nghệ, ngày 09/7/1983)
Biếm họa 5: Bán sắt vụn để lấy tiền trả lương công nhân
Biếm họa 6: Nơi "ngon" và nơi "không ngon"
(Báo Nhân dân, ngày 26/10/1987)
Biếm họa 7: Bao giờ đến ngày xưa hở ông
(Báo Văn nghệ, ngày 07/05/1988)
Chính thời kỳ này đã xuất hiện tình trạng bán không bán được, mua không mua được. Sự ách tắc không phải ở chỗ không có gì để bán và cũng không phải không có tiền để mua. Ách tắc chính là ở cơ chế mua và bán, ở cái gạch nối giữa cung và cầu. Trong sự ách tắc đó, đã xuất hiện một khoảng trống. Trong khoảng trống đó, thị trường tự do lớn lên. Người nông dân không bán nông sản cho Nhà nước thì họ bán ra thị trường tự do. Người tiêu dùng có tiền nhưng không mua được hàng theo hệ thống cung cấp cũng phải ra thị trường tự do. Những thiết chế của nền kinh tế kế hoạch là nhằm loại trừ kinh tế tư nhân và thị trường tự do, thì trong tình huống này lại nhường địa bàn cho những thứ đó. Đã xuất hiện những mối quan hệ "cộng sinh" (symbiosis) giữa thị trường có tổ chức và thị trường tự do, giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh như sản phẩm tất yếu của tình trạng thiếu hụt.
4. Liệu pháp cải tạo
Đến năm 1977, nhiều người vẫn thiên về cách giải thích rằng nguyên nhân của khó khăn, thiếu thốn chính là kinh tế tư nhân, là thị trường tự do. Ý kiến này dần dần trở thành một xu hướng có sức thuyết phục đối với nhiều cơ quan chủ chốt. Từ đầu năm 1978, Ban Cải tạo kinh tế miền Nam đã được điều chỉnh về nhân sự nhằm đẩy nhanh và mạnh hơn tiến độ của công cuộc này: Một Phó Thủ tướng, ủy viên Bộ Chính trịĐỗ Mười được cử làm Trưởng ban Cải tạo công thương nghiệp miền Nam.
Chủ trương cải tạo triệt để đã được thông qua. Ngày 23/03/1978, chiến dịch bắt đầu: Bí mật, bất ngờ, cùng một lúc hầu hết các doanh nghiệp tư nhân đều bị khám xét. Cả máy móc lẫn hàng hóa và nguyên vật liệu đều bị tịch thu. Một bộ máy quản lý mới được Nhà nước cử về thay thế các chủ cũ điều hành sản xuất. Một số chủ bị bắt. Một số bỏ trốn ra nước ngoài. Các xí nghiệp công nghiệp tư nhân chuyển thành công tư hợp doanh. Những cơ sở sản xuất nhỏ của tư nhân được đưa vào tổ hợp sản xuất. Thương nghiệp bán buôn của tư nhân bị xóa bỏ triệt để. Thương nghiệp bán lẻ được cải tạo thành các tổ dịch vụ. Một số lớn thương nhân được đưa về các vùng kinh tế mới để khai hoang, tổ chức sản xuất. Chỉ những người buôn thúng bán bưng và những dịch vụ lặt vặt như chữa xe, cắt tóc thì còn tồn tại. Kết quả là kinh tế tư nhân bị phủ định, mà không thực hiện được mục đích phát triển sản xuất. Có thể nói, cuộc cải tạo tư sản công thương nghiệp ở miền Nam trong một chừng mực nào đó lại là đánh vào chính nền kinh tế quốc dân, đánh vào đời sống của nhân dân.
Cũng năm 1978, lại một sự cố nữa - vụ "nạn kiều", làm cho 300 ngàn trong tổng số một triệu người Hoa bỏ đi, mà đó lại là những người chủ kinh doanh lớn hơn cả, làm cho sản xuất càng thêm sa sút.[21]
Kết quả là sản lượng công nghiệp tư doanh từ 137 tỷ đồng năm 1976 tụt xuống còn 8,07 tỷ đồng năm 1978.[22]
Tuy nhiên, khác hẳn miền Bắc sau 1954, các doanh nghiệp tư nhân vẫn sống sót qua các chiến dịch cải tạo. Một mặt, do nó vẫn có tiềm năng ở trong nước và những chỗ dựa quốc tế (Việt kiều và người Hoa trên khắp thề giới); mặt khác, khả năng sống sót của nó còn do cả sự suy yếu và bất lực của khu vực Nhà nước. Khu vực này đã bị "cai sữa" do viện trợ giảm mạnh, trong khi khu vực tư nhân lại được "tiếp sữa" từ những mối liên hệ lâu đời với họ hàng và bạn bè ở nhiều nước phương Tây. Doanh nghiệp tư nhân chỉ tạm thời choáng váng sau đòn đánh bất ngờ năm 1978. Đến năm 1979, khi kinh tế cả nước bắt đầu đi vào một chu kỳ khủng hoảng và sa sút nghiêm trọng, thì kinh tế tư nhân lại phục hồi và lớn lên.
Nhưng khác với hình thức công khai và hợp pháp trước đây, trong cơ chế mới, kinh tế tư nhân đã "tàng hình" để sống sót và hoạt động. Thay vì kinh doanh công khai, tuân theo luật pháp của Nhà nước, theo kế hoạch và chủ trương của Nhà nước để góp phần vào quốc kế dân sinh, xây dựng dân giàu nước mạnh như thời kỳ đổi mới hiện nay, thì tầng lớp công thương nghiệp tư nhân thời đó đã buộc phải lẩn vào bóng tối chui vào các xí nghiệp quốc doanh, thậm chí nhân danh kinh tế quốc doanh để hoạt động bất hợp pháp.
Biếm họa 8: Từ "Ai thắng ai" đến Cộng sinh
(Báo Văn nghệ, ngày 02/07/1983)
Cùng với các chiến dịch cải tạo công thương nghiệp, Nhà nước đã tiến hành cải tạo trong nông nghiệp. Hàng loạt nông trường đã được xây dựng ở khắp miền Nam. Nông dân bị ép vào các tập đoàn sản xuất và một số hợp tác xã. Tình trạng ách tắc cũng diễn ra như trong công và thương nghiệp.
Các nông trường quốc doanh được đầu tư nhiều tiền vốn, máy móc và nhân lực nhưng hiệu quả rất kém. Nhiều nông trường trở thành những đơn vị ăn bám vào ngân sách, chiếm đoạt nhiều đất đai, sử dụng nhiều lao động, nhiều máy móc tối tân nhưng không tạo ra được sản phẩm như mong muốn.
Nền kinh tế tập thể của nông dân chỉ tồn tại trên giấy tờ và trên hình thức, do cấp ủy địa phương sợ Trung ương nên phải làm. Nông dân lại sợ cấp ủy nên phải vào tập đoàn sản xuất hoặc hợp tác xã. Máy móc đưa vào tập đoàn để hoen gỉ. Ruộng đất được canh tác cẩu thả. Từ 1976 đến 1980, sản lượng lương thực của cả nước, nhất là của miền Nam giảm sút một cách nghiêm trọng. Sản lượng lương thực do Nhà nước huy động thì còn giảm mạnh hơn. Nhà nước phải tung nốt 40 tấn vàng ra bán, lấy đô la để nhập gạo về cứu đói cho dân.[23>
Rốt cuộc, hai chiến dịch cải tạo ồ ạt ở miền Nam được dự định như một liều thuốc chữa trị bệnh thiếu hụt của nền kinh tế, lại trở thành một yếu tố nữa góp phần làm tăng thêm sự thiếu hụt trong nền kinh tế.
5. Kế hoạch 5 năm 1976-1980
Đến hết năm 1980, kế hoạch 5 năm 1976-1980 chỉ đạt được 50%, có thứ chỉ 20%. Mức tăng trưởng bình quân năm về GDP dự định là 13- 14%, trong thực tế chỉ đạt 0,4%. Sản lượng nông nghiệp là 2%/năm thay vì 6%/năm. Sản lượng công nghiệp chỉ tăng 0,6%/năm, thay vì 15- 18%/năm. Khủng hoảng nặng nề nhất là hai năm 1979 và 1980, GDP giảm 2% và l,4%, công nghiệp giảm 4,7% và 10,3%.
Cùng với sự sa sút của sản xuất, tình trạng ách tắc lan tràn khắp nền kinh tế, từ Bắc chí Nam.
Trong công nghiệp nhiều xí nghiệp không có đủ nguyên vật liệu, thiếu điện, xăng dầu, thiếu phụ tùng thay thế, đành phải cho một phần công nhân nghỉ việc. Có nơi phải cho công nhân về nông thôn trồng trọt để sống tạm. Sản xuất bị ngừng trệ, không có đủ sản phẩm sao nộp cho Nhà nước. Các kho hàng cạn kiệt.
Biểu 3: Mức thực hiện kế hoạch 5 năm 1976-1980 sau 4 năm
(% so với mức kế hoạch đặt ra)
Nguồn: Báo cáo trình Bộ Chính trị của UBKHNN năm 1979.
(Lưu trữ cá nhân của GS. Trần Phương)
Trong nông nghiệp, với cơ chế quản lý kém hiệu quả của mô hình sản xuất nông nghiệp hợp tác hóa thiếu phân bón thuốc sâu, thiếu nhiên liệu cho hoạt động tư tiêu làm cho sản lượng sa sút. Năm 1976, sản lượng lúa cả năm là 11.827,2 nghìn tấn. Kế hoạch 5 năm định là năm 1980 sẽ nâng lên gần gấp đôi, tức là 21 triệu tấn, thì trong thực tế, đến năm 1980 chỉ đạt 11.647,4 nghìn tấn, tức là còn chưa bằng điểm xuất phát năm 1976.[24] Sản lượng lương thực do Nhà nước thu mua năm 1976 là hơn 2 triệu tấn, năm 1979 chỉ còn 1,45 triệu tấn.
Đến lúc này thì điều mà Tổng Bí thư Lê Duẩn nói hồi đầu tháng 8 năm 1975, đã được thực tế xác nhận: "Nông dân miền Nam đã buôn bán rồi, nu chúng ta không chịu buôn bán với họ thì họ sẽ chọi lại chúng ta, nguy hiểm lắm..."
Biểu 4. Sản lượng thóc bình quân và mức huy động lương thực cho Nhà nước
Nguồn: 45 năm kinh tế Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1990, tr. 280-281.
Do không thu mua được lương thực, người dân các thành phố phải ăn độn. Tại thủ đô Hà Nội, trong khẩu phần định lượng lương thực được mua theo giá cung cấp (0,40 đồng/kg) vốn đã ít ỏi (13kg/người/tháng), đến tháng 3 năm 1978 trong thực tế chỉ còn được mua 4 kg gạo thôi, còn lại là khoai lang và sắn khô. Đó là điều mà ngay trong suốt những năm chiến tranh cũng chưa bao giờ có. Đến nỗi thường trực Ban Bí thư lúc đó là Nguyễn Duy Trinh phải có điện khẩn cho mấy tỉnh nông nghiệp quanh Hà Nội là Hải Hưng Hà Bắc, Thái Bình, Hà Nam Ninh phải bằng mọi cách cung cấp cho Hà Nội, từ tháng 4 năm đó, số gạo đủ để bán cho mỗi nhân khẩu bàng 40% tiêu chuẩn định lượng. Bức điện còn nhấn mạnh đó là "trách nhiệm chính trị" của các tỉnh đó đối với Trung ương và với Thủ đô.[25] Ngay cả Thành phố Hồ Chí Minh cũng phải ăn độn hạt bo bo, là điều chưa từng có trong lịch sử. Nhưng cho đến lúc đó, chưa ai dám nhìn nhận rằng, nguyên nhân chính là do đã vội vàng đưa vào miền Nam mô hình kinh tế>
Biểu đồ 2: Sản lượng lương thực huy động trong cả nước năm 1976-1980
Trong ngành Thủy sản, kế hoạch 5 năm định đưa sản lượng cá biển từ khoáng 600 ngàn tấn năm 1976 lên 1 triệu tấn vào năm 1980, nếu kể cả cá nuôi thì từ 785 ngàn tấn lên 1,35 triệu tấn. Cũng trong thời gian đó, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ 1,3 triệu đô la năm 1976 lên 40 triệu đô la năm 1980. Trong thực tế thì đến năm 1980 chỉ đạt sản lượng 500 ngàn tấn cá các loại, kim ngạch xuất khẩu chỉ có 11,2 triệu đô la. Kế hoạch đề ra là trong 5 năm xuất khẩu được 300 triệu USD, thực tế trong 5 năm chỉ xuất được 90 triệu USD, tức chưa được một phần ba! Tất cả những diễn biến kể trên là những điều khó tưởng tượng được đối với một dân tộc đã từng chiến thắng vẻ vang, một dân tộc lừng lẫy khắp thế giới về giá trị nhân văn của minh, dưới sự lãnh đạo của một Đảng dày dạn trong chiến đấu.
Biểu đồ 3: Sản lượng thóc bình quân
Tất cả thực trạng đó đã dội vào dạ dày của mỗi người dân đặt lên bàn của các bộ trưởng, các giám đốc xí nghiệp, các chủ tịch tỉnh và day dứt trong đầu những nhà quản lý, những nhà kinh tế. Chính những bức xúc đó là điều kiện trực tiếp của những mũi đột phá.